Hôm nay 27/7 là ngày thứ 4 Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của TP dựa trên nguyên tắc của Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. PV Gia Đình Mới nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả liên quan tới việc di chuyển trong TP Hà Nội những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.
PV Gia Đình Mới đã liên hệ tới đường dây nóng phòng chống dịch của TP Hà Nội 0889557755 để tham khảo thông tin.
Tôi là người dân sinh sống và có hộ khẩu tại Hà Nội. Tôi có việc về quê ở Yên Bái từ ngày 22/7 (trước khi Hà Nội ban hành Chỉ thị 17 vào đêm 23/7). Nay công việc ở quê đã xong, tôi muốn về lại nhà ở Hà Nội có được không?
Đại diện tổng đài 0889557755 và 088 955 6655 trả lời: Theo đúng quy định của Chỉ thị 17 các trường hợp ngoại tỉnh chỉ được vào thành phố khi có các lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất, tình huống khẩn cấp.
Người không có những lý do này thì không được vào TP.
Đại diện tổng đài cũng cho biết người dân có thể liên hệ với chốt kiểm dịch để tham khảo thêm các tình huống.
Vợ tôi đi sinh em bé ở Hà Nội từ ngày 23/7. Đến đêm 23 TP có lệnh giãn cách. Hôm nay vợ và con tôi được xuất viện. Tôi có xe cá nhân, có thể đưa vợ con về quê Phú Thọ không?
Người dân tỉnh ngoài khám chữa bệnh ở Hà Nội xong có thể về quê nếu đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy xác nhận của cơ quan y tế.
Tuy nhiên người bệnh cần liên hệ với địa phương nơi mình đến để tìm hiểu về các quy định khi trở về từ nơi có dịch (Hà Nội) như có thể vào tỉnh không? Các giấy tờ phải có để được vào tỉnh? Khi vào rồi thì quy định cách ly hoặc theo dõi sức khỏe ra sao?
Người dân muốn vào Hà Nội để khám bệnh theo lịch hẹn trước có được vào thành phố hay không?
Nội dung Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội quy định rõ, trong thời gian TP giãn cách xã hội người dân ở trong nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết.
Chỉ thị quy định rõ trường hợp người dân được ra khỏi nhà:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác;
- Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Theo nhân viên đường dây nóng, theo quy định của Chỉ thị 16 có 3 lý do đã nêu. Trong trường hợp trên, nhân viên, lực lượng tại điểm kiểm soát sẽ cân nhắc và xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết.
Người đi làm cơ quan công sở cần mang giấy tờ gì để không bị phạt?
Đối với người đi làm tại các cơ quan, công sở, nhà máy, xí nghiệp, cần mang các giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư, Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu), và cần phải có giấy xác nhận đi làm do giám đốc, thủ trưởng cơ quan đó xác nhận.
Giấy xác nhận có đóng dấu, chữ kỹ của đơn vị đó để chứng minh nhân viên đi làm là thật chứ không phải trường hợp ra ngoài không cần thiết.
Người từ Hà Nội muốn về các địa phương khác ngoại tỉnh có được không?
Nội dung Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội quy định rõ, trong thời gian TP giãn cách xã hội người dân ở trong nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thực sự cần thiết.
Chỉ thị quy định rõ trường hợp người dân được ra khỏi nhà:
- Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác;
- Đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Do đó, trường hợp trên không nằm trong trường hợp thực sự cần thiết nên không được ra khỏi nhà, đồng nghĩa với việc không được ra khỏi thành phố.
V.LinhBạn đang xem bài viết Giải đáp các câu hỏi về việc di chuyển trong thời gian Hà Nội giãn cách xã hội tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].