Giá cà phê thế giới hôm nay
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London ổn định. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 ổn định ở mức 1.207 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 đi ngang trong khoảng 1.228 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp tục sụt giảm phiên thứ tư. Kỳ hạn giao ngay tháng 7giảm 1,15 cent/lb, về mức 103,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm nhẹ 1,10 cent/lb, về ngưỡng 105,2 cent/lb.
Người mua cà phê chính của Kenya gồm Mỹ, Anh và Đức đều bị tác động mạnh bởi đại dịch. Điều này khiến giá cà phê giảm và sẽ ảnh hưởng tới người trồng.
Nông dân tại Murang'a đã phàn nàn vì giá cà phê thấp tới mức không thể trang trải chi phí sản xuất. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn bởi nạn trộm cắp cà phê tràn lan khiến nông dân quay cuồng vì thua lỗ.
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), thu mua quốc tế của các quốc gia nhập khẩu lớn đạt tổng cộng 40,56 triệu bao trong 4 tháng đầu năm cà phê 2019 - 2020, giảm 9,4% so với tháng 10/2018 đến tháng 1/2019.
Giá cà phê trong nước hôm nay
Thị trường cà phê tạm ở mức bình lặng, thế nhưng điều tích cực đó là mức giá đã được đẩy lên cao hơn rất nhiều so với thời điểm dịch bệnh bùng phát.
Tuy giá tăng là tín hiệu tích cực cho người nông dân, thế nhưng các vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên lại đang vướng vào đợt mùa khô, thiếu nước tưới tiêu trầm trọng.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của cây cà phê mà còn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Giá cà phê hôm nay tại Đắc Lắk đã tăng thêm 200 đ/kg lên mức 31.800 đ/kg đồng thời là địa phương có mức giá cao nhất thời điểm hiện tại.
Giá cà phê tại Lâm Đồng đang thấp nhất cả nước tuy nhiên cũng đã tăng 200 đ/kg lên 31.400 đ/kg
Tại Gia Lai và Đắc Nông cùng mức tăng với các vùng khác, hiện tại niêm yết ở mức 31.700 đ/kg
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Giá cà phê hôm nay 28/5: Giá tăng khi nhu cầu sử dụng tăng tại chuyên mục Thị trường - Giá cả của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].