Giá cà phê hôm nay 24/4: Giảm sâu đến 400 đ/kg

Giá cà phê hôm nay 24/4, thị trường cà phê tiếp tục lao dốc thảm hại, nhiều địa phương giảm đến 400 đ/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay

Thị trường cà phê tiếp tục ảm đạm, vẫn ở dưới mức 30.000 đ/kg đúng sau một phiên tăng giá từ tuần trước. 

Hạn hán ở khu vực Tây Nguyên gây thiệt hại lớn cho cây cà phê. Tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Nông. Bộ Công Thương cũng cảnh báo nếu tình trạng khô hạn vẫn diễn ra dự báo trong tháng 4 và tháng 5, hàng chục nghìn ha cây trồng tại Đắk Nông thiếu nước tưới.

Không dừng lại ở đó, giá cà phê trong tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua gây áp lực cho cả nhà xuất khẩu lẫn người nông dân.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cùng trong đà, khu vực Cư M'gar ở mức 29.900 đ/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ổn định ở ngưỡng 29.800 đ/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đồng giảm 300đ/kg còn 29.700 đ/kg, ở Pleiku giá ở ngưỡng 29.600 đ/kg, ở Ia Grai giá cà phê ở mức 29.600 đ/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông ở ngưỡng 29.800 đ/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ổn định, dao động ở mức 29.600 đ/kg.

Giá cà phê tại Lâm Đồng tạm thời thấp nhất mức 29.300 đ/kg. 

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng đi ngang ở ngưỡng 31.400 đ/kg.

So với cuối năm 2019, giá giảm 1.600 – 2.100 đồng/kg. Trong khi giá cà phê Robusta trong nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm. So với tháng 2/2020, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 600 – 800 đồng/kg xuống mức 30.500 – 30.700 đ/kg. 

Giá cà phê hôm nay 24/4: Giảm sâu đến 400 đ/kg 0

Giá cà phê thế giới hôm nay 

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 22/4/2020 giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 37 USD/tấn, tương đương 3,25% về mức 1.103USD/tấn

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày 22/4/2020, giảm 4 USD/tấn, tương đương 3,52%, về mức 1.096 USD/tấn.

Nhiều quốc gia đang cân nhắc việc mở cửa kinh doanh trở lại, tín hiệu này các nhà kinh doanh cà phê kỳ vọng thị trường cà phê tăng trở lại.

Colombia bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê và nhận được rất nhiều đơn hàng yêu cầu giao ngay, nhưng năng lực vận chuyển hạn chế và gặp khó khăn do lệnh phong tỏa. Trong khi đó có nguồn cung cà phê Arabica ở các nước sản xuất như Guatemala, Honduras đều khan hiếm, phải tới tháng 5 hoặc tháng 6 sau khi thu hoạch, nguồn cung mới có thể dồi dào.

Báo cáo tồn kho được sàn London chứng nhận tiếp tục sụt giảm cũng góp phần giúp giá cà phê Robusta kỳ hạn vẫn đưng vững trong ngắn hạn không phải là điều quá bất ngờ, trong khi áp lực kéo giảm từ nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vẫn không thay đổi.

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cà phê thế giới. Do lo ngại dịch bệnh và dư thừa nguồn cung, giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do khó khăn trong việc vận chuyển. Trong khi đó, giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do khó khăn trong việc vận chuyển.

Minh Khuê

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính