Ramen vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được biến tấu và cải tiến theo thời gian để trở thành niềm tự hào của người Nhật.
Mỳ ramen có 2 thành phần: mỳ và nước dùng. Sợi mỳ ramen được gọi là Chuka-men (Mỳ Trung Hoa), được làm từ lúa mỳ, khá cứng và dai.
Phần nước lèo có 3 loại: Shyoyu (nước tương), Miso (rong biển) và Shio (muối). Người ta thường lấy nước luộc thịt lợn, thịt gà hoặc hải sản để chế nước dùng, sau đó thêm nước tương, rong biển hoặc muối vào.
Trong công thức này, nước tương được sử dụng nhưng bạn hoàn toàn có thể tự do sáng tạo theo ý thích.
Công thức mỳ ramen
Thời gian chuẩn bị: 15 tiếng
Thời gian nấu: 15 phút
Khẩu phần ăn: 3-4 người
Nguyên liệu
Thịt muối
- 500 g thịt lợn
- 1 thìa cà phê muối
Nước lèo
- 1,5 lít nước
- 50g gừng thái nhỏ
- 3 tép tỏi bóc vỏ
- 1 nhánh hành lá
- 4 thìa canh nước tương
- 2 thìa canh sake
- 1 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê dầu mè
Mỳ
- 225 g mỳ ramen sấy khô
- 2 lít nước
- 2 thìa canh baking soda
Món ăn kèm
- Trứng gà luộc, cắt đôi
- Giá đỗ chần qua
- Hành lá thái nhỏ
Cách thực hiện
1. Xát muối vào thịt lợn và để qua đêm trong tủ lạnh.
2. Trong một cái nồi, cho nước, gừng, tỏi, hành lá và thịt lợn muối vào đun sôi ở nhiệt độ cao.
Vớt hết mỡ và váng đi, sau đó đậy vung và đun nhỏ lửa trong 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng. Khi thịt nguội, lấy thịt ra, thái mỏng để ăn kèm với mỳ.
3. Chuẩn bị các món ăn kèm (luộc trứng, chần giá và thái hành) trước khi làm nước dùng và mỳ. Ngay sau khi chần mỳ, bạn cần đổ nước dùng và thêm các món ăn kèm vào ngay, nếu không mỳ sẽ bị nhũn.
4. Đun nước dùng, thêm nước tương, rượu sake, muối và dầu mè vào. Đun liu riu cho đến khi được mỳ.
5. Cho baking soda vào một nồi nước sôi, sau đó bỏ mỳ vào. Nấu trong vòng 30 giây (hoặc tùy theo hướng dẫn trên bao bì) rồi vớt mỳ ra.
Chia mỳ vào bát, đổ nước dùng vào rồi đặt trứng luộc, giá đỗ, hành lá và thịt lợn lên trên.
Chúc bạn thành công!
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết Đổi khẩu vị ngày Tết với món mỳ ramen truyền thống của Nhật Bản tại chuyên mục Bếp ăn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].