Thành phần dinh dưỡng của mướp đắng
1 cup mướp đắng (khoảng 94 gram) có:
- Calo: 20
- Carbs: 4 gram
- Chất xơ: 2 gram
- Vitamin C: 93% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI)
- Vitamin A: 44% RDI
- Folate: 17% RDI
- Kali: 8% RDI
- Kẽm: 5% RDI
- Sắt: 4% RDI
Lợi ích của mướp đắng với sức khỏe
Dưới đây là những lợi ích mà mướp đắng có thể mang lại cho sức khỏe.
1. Giảm lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu đã xác nhận vai trò của mướp đắng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Mướp đắng được cho là cải thiện cách sử dụng đường trong các mô của bạn và thúc đẩy bài tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.
2. Chống ung thư
Nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư.
Chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, đại tràng, phổi và vòm họng, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư vú.
3. Giảm cholesterol
Nồng độ cholesterol cao có thể khiến các mảng bám mỡ tích tụ trong động mạch, buộc tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mướp đắng có thể làm giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim tổng thể.
4. Giảm cân
Mướp đắng ít calo nhưng giàu chất xơ. 1 cup (94 gram) mướp đắng chứa khoảng 2 gram chất xơ.
Chất xơ đi qua đường tiêu hóa của bạn rất chậm, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy mướp đắng có thể có tác dụng tốt trong việc đốt cháy chất béo và giảm cân.
Tác dụng phụ của mướp đắng
Khi được tiêu thụ với mức độ vừa phải, mướp đắng có thể là một bổ sung lành mạnh và bổ dưỡng cho chế độ ăn uống của bạn.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày.
Ngoài ra, người đang mang thai hoặc đang dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hạ đường huyết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mướp đắng.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Điều gì có thể xảy ra với cơ thể khi ăn mướp đắng? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].