Bệnh viện không giấy tờ, đi viện không cần mang tiền
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là 1 trong 10 đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bệnh án điện tử (bệnh án của bệnh nhân được lưu trên hệ thống điện tử, không sử dụng bệnh án giấy).
Ông Lê Huy Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ thông tin, bệnh viện Phú Thọ đã thực hiện thí điểm bệnh án điện tử từ năm 2018, nghiệm thu và thay thế bệnh án giấy từ tháng 2/2020.
“Bệnh án điện tử là 1 trong những phần việc trong việc thực hiện chuyển đổi số y tế, mang tới lợi ích to lớn đối với bệnh viện, bác sĩ và người bệnh. Với bác sĩ, có thể kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi ở ngoài bệnh viện, hỗ trợ công tác Hội chẩn từ xa. Không còn tình trạng chữ viết khó đọc, tránh nhầm lẫn cho điều dưỡng.
Với lãnh đạo bệnh viện, quản lý được tất cả hoạt động của bệnh viện; Chỉ đạo từ xa thông qua phần mềm bệnh án điện tử; Giao ban điện tử.
Đối với bệnh viện không phải xây them kho để lưu trữ hồ sơ bệnh án; Tiết kiệm chi phí mua giấy và các phương tiện lưu trữ; Rút ngắn thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; Hồ sơ bệnh án sạch đẹp, rõ rang, dễ đọc; Phục vụ thanh quyết toán Bảo hiểm Y tế”.
Cũng là 1 trong những thành công của thực hiện chuyển đổi số y tế là việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BV Y dược TP.HCM.
Lãnh đạo bệnh viện cho biết, bệnh viện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt từ năm 2006, hiện nay đã có tới 8 hình thức thanh toán, tạo điều kiện thuận lơi để người dân thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Cụ thể, 8 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại BV Y dược TP.HCM gồm: Thanh toán POS; chuyển khoản, thẻ khám bệnh, thanh toán App/Web, Cửa hàng tiện lợi, Internet Banking; Mobile Banking, Ví điện tử Momo.
Với việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt ở BV đã giúp đa dạng hóa phương thức thanh toán, nhằm đem đến nhiều sự lựa chọn cho người bệnh, để có hình thức thanh toán viện phí phù hợp cho người bệnh.
Chuyển đổi số y tế giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi, chất lượng
Trong 2 ngày 29 và 30/12, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng chính phủ và Bộ Thông tin truyền thông tổ chức chương trình Chuyển đổi số y tế - Điểm sáng 2020.
Chương trình được chọn là điểm sáng năm 2020 trong bối cảnh cả nước chịu nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngành Y tế nỗ lực thực hiện chuyển đổi số để phục vụ người dân được tốt hơn, người dân được tiếp cận dich vụ y tế thuận lợi, chất lượng hơn.
Ngành y tế thực hiện chuyển đổi số một cách bài bản với nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất là điều hành điện tử hoạt động cơ quan Bộ Y tế.
Thứ hai là dịch vụ công: 100% thủ tục hành chính thực hiện DV công trực tuyến cấp độ 4, kết nối với cổng thông tin, là 1 trong 2 Bộ thực hiện 100% dịch vụ công
Thứ ba là công khai y tế: Công khai giá của hơn 62.000 loại dược phẩm; 17.066 trang thiết bị, vật tư y teese; hơn 93.000 kết quả đấu thầu của các đơn vị; hơn 1400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ y tế. Sắp tới tiếp tục công khai giá bán lẻ, từng bước tạo ra thị trường lành mạnh.
Thứ tư là trong phòng chống COVID-19: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT về phòng chống dịch bệnh. Là nước đầu tiên áp dụng tờ khai y tế; Các ứng dụng truy vết, bản đồ an toàn COVID-19; phát triển ứng dụng giám sát dịch bệnh, hệ thống cảnh báo dịch bệnh tự động/
Thứ năm là khám chữa bệnh từ xa: Kết nối hơn 1.500 điểm cầu khám chữa bệnh, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao tại tuyến cơ sở. Sắp tới mở rộng kết nối tất cả các cơ sở y tế, nâng cao chuyên môn tuyến cơ sở.
Thứ 6 là mạng y tế Việt Nam sẽ khai trương hôm nay. Mạng nội bộ ngành y tế, kết nối cán bộ y tế toàn quốc. Hỗ trợ trao đổi chuyển môn, chia sẻ, tương tác trong chẩn đoán, điều trị. 100% án bộ y tế toàn quốc tham gia mạng kết nối y tế Việt Nam.
Thứ bảy là Y tế cơ sở - V20: Điều hành 10.600 trmj y tế xã, từng bước xóa bỏ tình trạng hồ sơ giấy và nhiều phần mềm tại tuyến xã. Mở rộng kết nối các chương trình y tế tại tuyến xx với nên tảng V20. Liên thông với các hệ thống y tế, tăng cường chỉ đạo.
Thứ 8 là Hồ sơ sức khỏe cá nhân: Tạo lập 98 triệu hồ sơ trong 5 tháng qua, người dân tự theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình.
Thứ 9 là xây dựng nền y tế thông mình: Đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; điều trị ngoại trú không dung giấy, thanh toán không dung tiền mặt
Thứ 10 là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh điều trị COVID-19; Quản lý cấp phép dược phẩm, mỹ phẩm thực phẩm (ra mắt tháng 3/2021). Sử dụng Robot trong phẫu thuật.
Thứ 11 là về Cách mạng công nghiệp 4.0: ứng dụng công nghệ số phân tích dữ liệu, dự đoán mô hình bệnh tật, hiệu quả điều trị.
V.LinhBạn đang xem bài viết Bộ trưởng Bộ Y tế: Ngành Y tế thực hiện chuyển đổi số y tế với nỗ lực cao nhất tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].