Di tích Quốc gia Chùa Điều Sơn

Chùa Điều Sơn được khởi dựng từ lâu đời ở chân núi Đèo, thuộc xóm Trại, khu phố 1, phường Thị Cầu ngày nay. Trải qua thời gian và chiến tranh, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần vào các năm: 1871, 1894, 1959 và năm 2015 chùa được khang trang, bề thế mà vẫn mang dáng vẻ truyền thống.

Cổng Chùa Điều Sơn.

Cổng Chùa Điều Sơn.

 

Chùa Điều Sơn hiện tọa lạc trên diện tích đất gần 1.000 m2. Phía Nam giáp Đền Điều Sơn, phía Đông giáp đường Hoàng Quốc Việt, phía Tây và phía Bắc giáp khu dân cư.

Biển chỉ dẫn Chùa Điều Sơn.

Biển chỉ dẫn Chùa Điều Sơn.

Cổng chùa quay theo hướng Đông nhìn ra đường Hoàng Quốc Việt, Tam Bảo chùa quay hướng Nam nhìn ra Đền Điều Sơn. Toàn bộ khuôn viên chùa được xây tường bao bảo vệ, các công trình kiến trúc khang trang.

Một góc Tòa Tam bảo.

Một góc Tòa Tam bảo.

Các công trình kiến trúc của Chùa được chạm khắc trang trí tinh xảo, nghệ thuật.

Các công trình kiến trúc của Chùa được chạm khắc trang trí tinh xảo, nghệ thuật.

Tòa Tam bảo hiện có kiến trúc kiểu chữ Đinh với thiết kết cột trụ lồng đèn mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp bức cuốn thư ghi lại tên của chùa. Tòa Tam bảo gồm Tiền đường 5 gian, Thượng điện 3 gian. Toàn bộ làm bằng gỗ liên kết bởi 6 hàng cột ngang 4 hàng cột dọc. Bộ vì nóc kiểu “con chồng giá chiêng” chạm hoa lá cách điệu nghệ thuật, bộ vì nách kiểu “kẻ ngồi” chạm lá cách điệu.

Hệ thống tượng Phật tại Tòa Tam bảo.

Hệ thống tượng Phật tại Tòa Tam bảo.

Đại tự thời Nguyễn.

Đại tự thời Nguyễn.

Chuông cổ

Chuông cổ

Hệ thống cửa được mở 3 gian giữa theo kiểu “thượng song hạ bản”. Bên cạnh công trình chính là tòa Tam bảo, trong khuôn viên của chùa còn có nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà ở của sư trụ trì, nhà khách, lầu quan âm, đều được xây dựng theo dáng vẻ truyền thống, hài hòa với kiến trúc của công trình chính.

Lầu quan âm trong khuôn viên chùa.

Lầu quan âm trong khuôn viên chùa.

Nhà Mẫu.

Nhà Mẫu.

Tượng Hổ được nhân dân công đức đặt tại nhà Mẫu.

Tượng Hổ được nhân dân công đức đặt tại nhà Mẫu.

Giống như tất cả các ngôi chùa khác, Chùa Điều Sơn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của nhân dân địa phương được dựng lên từ lâu đời để thờ Phật, thờ Mẫu, thờ các vị tổ sư. Các hiện vật tiêu biểu gồm: câu đối thời Nguyễn; hoành phi; Đại tự thời Nguyễn; hệ thống tượng Phật.

Trong khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, tạo cảnh quan cho di tích.

Trong khuôn viên chùa có nhiều cây xanh, tạo cảnh quan cho di tích.

Empty

Chùa Điều Sơn là di tích có vị trí cảnh quan, kiến trúc cùng khuôn viên đẹp. Hệ thống tượng Phật cùng các đồ thờ tự trong chùa mang đậm những nét đặc trưng của phật giáo Việt Nam.

Empty

Chùa Điều Sơn được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 168-VH/QĐ, ngày 02/03/1990.

Yến Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính