Báo Điện tử Gia đình Mới

Đề xuất COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế đề xuất COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Yếu tố gây bệnh là có tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp tại dự thảo Thông tư bổ sung bệnh COVID-19 nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Theo đề xuất của Bộ Y tế, bệnh COVID-19 được xem là bệnh nghề nghiệp khi phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.

Dự thảo cũng liệt kê những nghề, công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh này bao gồm:

- Người lao động làm việc tại các cơ sở y tế;

- Người lao động làm việc phòng thí nghiệm SARS-CoV-2, lấy mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu;

  Người lao động làm việc, phục vụ trong các Bệnh viện điều trị người nhiễm COVID-19 dễ có nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa

Người lao động làm việc, phục vụ trong các Bệnh viện điều trị người nhiễm COVID-19 dễ có nguy cơ mắc bệnh. Ảnh minh họa

- Người lao động làm việc, phục vụ trong các Bệnh viện điều trị người nhiễm COVID-19, khu cách ly tập trung, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ người nhiễm COVID19 tại nhà.

- Người lao động tham gia vận chuyển đường không, đường bộ phục vụ: người nhiễm COVID-19, khu vực cách ly, điều trị, thi hài người mất do COVID-19.

- Người lao động tham gia khâm liệm, bảo quản, thiêu đốt, mai táng thi hài người mất do COVID-19.

- Người lao động tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 gồm:

+ Nhân viên hải quan ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;

+ Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng quân đội;

+ Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;

- Người lao động làm các nghề/công việc khác tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Tiêu chí xác định là người lao động phải có bản sao hợp pháp, hợp lệ Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận mắc bệnh COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật real-time RT-PCR hoặc xét nghiệm tương đương theo quy định của Bộ Y tế.

Đồng thời, người lao động phải có biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với SARS-CoV-2 hoặc văn bản cử đi tham gia phòng chống dịch, phục vụ, hỗ trợ người nhiễm SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận và đóng dấu.

Những biên bản này thay thế kết quả quan trắc môi trường lao động hoặc biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

Đặc biệt, bệnh COVID-19 nghề nghiệp có các tổn thương cơ thể ổn định, không để lại di chứng được xác định mức tỉ lệ tổn thương là 15%.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO