Báo Điện tử Gia đình Mới

Đau nửa đầu vốn lành tính, nhưng 5 trường hợp cần đi khám để tránh bị nặng

Đau nửa đầu là tình trạng nhiều người mắc phải. Tình trạng này lành tính nhưng cũng có 1 số trường hợp cần đi khám.

Đau nửa đầu là gì?

Đau đầu Migraine vẫn thường được gọi là đau nửa đầu, là tình trạng đau đầu một bên một cách đột ngột và dữ dội, đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đau nửa đầu bên trái và đau nửa đầu bên phải thường gặp với tần suất như nhau. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.

Đây là một bệnh lý thần kinh lành tính phổ biến, hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nguyên nhân đau nửa đầu

Nguyên nhân gây đau nửa đầu đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Người ta nhận thấy yếu tố phổ biến nhất gây nên bệnh đau nửa đầu đó là do di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị chứng đau nửa đầu thì có nguy cơ khoảng 60% – 80% con cũng sẽ mắc phải chứng bệnh này.

Đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh lành tính nhưng không được chủ quan.

Đau nửa đầu là bệnh lý thần kinh lành tính nhưng không được chủ quan.

Thứ hai là giới: Nữ giới cũng có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu gấp 3 lần so với nam giới. Việc thay đổi nồng độ estrogen trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, dùng thuốc tránh thai hoặc khi bước vào thời kỳ mãn kinh cũng là tác nhân gây ra đau nửa đầu.

Ngoài ra, một số tác nhân khác gây ra đau nửa đầu là những yếu tố khách quan từ bên ngoài như: stress trong thời gian dài, ngủ không đủ giấc, hoạt động thể chất quá sức, do bị kích thích bởi âm thanh lớn hay ánh sáng mạnh, thay đổi môi trường hoặc sử dụng nhiều thực phẩm thiếu lành mạnh như bia, rượu, cà phê, bột ngọt, thức ăn mặn,...

5 trường hợp đau nửa đầu cần đi khám

Mặc dù đau đầu Migraine là bệnh lành tính nhưng các bác sĩ cảnh báo nếu nó xuất hiện kèm với các dấu hiệu sau thì nên cảnh giác:

- Người bệnh trên 50 tuổi: Người bệnh trên 50 tuổi mà xuất hiện các cơn đau nửa đầu với mật độ liên tục thì cần đi khám 

- Tần suất và mức độ đau đầu tăng lên trong thời gian gần nhau

- Loại thuốc thường sử dụng nay không có hiệu quả.

- Đau đầu kèm sốt cao và nôn mửa nghiêm trọng

- Đau nửa đầu nặng nề đi kèm triệu chứng cứng cổ, gặp khó khăn khi nói, động kinh, nhìn mờ.

Xem thêm: 5 điểm khác nhau giữa đau nửa đầu và đau đầu rối loạn tiền đình, phân biệt rõ để trị đúng bệnh

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO