Những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc

Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, mùa của những lễ hội đầu xuân vô cùng đặc biệt và rộn ràng. Ở miền Bắc mỗi lễ hội xuân sẽ có một nét đặc trưng và những bản sắc riêng biệt vô cùng thú vị.

  Đầu năm nên đi lễ ở đâu, những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc

Đầu năm nên đi lễ ở đâu, những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc

Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)

Địa điểm: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Thời gian diễn ra Hội xuân 4/1 Âm lịch, hội thu từ 13-15/9 Âm lịch.

Khi nhắc đến những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở miền Bắc không thể không nhắc đến Lễ hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Lễ hội được tổ chức trong hai kì một năm: Hội xuân từ ngày 4 Tết Nguyên Đán và Hội thu được tổ chức từ 13 -> 15/9 Âm lịch.

Trong lễ hội có lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng, tiểu đỉnh. Trên sông Trà Lĩnh trước chùa, diễn ra cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ.

Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) 

Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Thời gian: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch cho tới hết tháng 3 Âm lịch. 

Một trong những lễ hội lớn đầu năm ở miền Bắc để du xuân, không thể bỏ qua lễ hội Chùa Hương. Chùa Hương tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách cả nước vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Giá vé tham quan chùa Hương là 50.000 đồng/khách và vé đò dọc từ 35 – 40.000 đồng/khách. Tham quan chùa Hương du khách không chỉ cầu bình an, may mắn cho một năm mới, mà còn được ngồi trên thuyền vãn cảnh sông núi thành bình nơi đây.

Những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc 1

Hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội)

Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Thời gian: Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội lớn ở miền Bắc trong dịp đầu năm mới đó là hội Xoan ở Phú Thọ. Lễ hội diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng, hội Xoan tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Bắt đầu hội Xoan là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, trong ngày này có dọn cỗ chay, củ mài và mật ong. Vào mùng 10/1 Âm lịch diễn ra trò trình làng nghề ở bãi sông trước đình làng, trong đó có nhiều vãi diễn thu hút sự quan tâm của du khách như: Tát nước, cày, bừa, gieo mạ, bán bông…

Hội chợ Viềng (Nam Định) 

Địa điểm: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. 

Thời gian: Diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Hội chợ Viềng là một trong những lễ hội đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc. Diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Trong lễ hội được bày bán những sản phẩm chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi, các loại cây ăn quả và những vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Tại lễ hội bạn có thể mua từ cái cay cái cuốc cho tới các vật dụng nhỏ như đòn gánh, đôi quang thúng hay những vật dụng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, giày dép, gạo, thịt…Hoặc những chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm vật dụng khác.

Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) 

Những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc 2

Địa điểm: Xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Yên Tử là lễ hội mùa xuân ở miền Bắc thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Cứ vào dịp xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử thành tâm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, tham quan khu di tích lịch sử thắng cảnh nổi tiếng ở Quảng Ninh.

Lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động như: Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, văn nghệ diễn xướng tái hiện lịch sử dân tộc…cùng những hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian,… tưng bừng, nhộn nhịp.

Hội Lim (Bắc Ninh) 

Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng hàng năm.

Nếu chưa biết đầu năm nên đi lễ ở đâu tại miền Bắc thì Hội Lim là một trong những lễ hội lớn đầu năm ở miền Bắc rất nên đến. Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh với những hoạt động lễ hội phong phú, hội đủ những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của mảnh đất của nhiều lễ hội dân gian. Trong ngày này, các Liền chị có cơ hội được giao lưu hát giao duyên, thể hiện giọng ca quan họ truyền thống ở Bắc Ninh. Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: Đấu vật, đấu võ, đầu cơ, nấu cơm, dệt cửi, đu quay…

Lễ hội đền Trần (Nam Định) 

Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Trần (thành phố Nam Định).

Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Đây là lễ hội đầu năm mới ở miền Bắc thu hút đông đảo du khách thập phương. Lễ hội được bắt đầu bằng lễ khai ấn từ giờ Tý (nửa đêm), nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin/mua được tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Ở cả 3 đền trong đền Trần, gồm: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa thường xuyên diễn ra các lễ hầu đồng hay lên đồng.

Những lễ hội đầu năm nổi tiếng nhất ở miền Bắc 3

Lễ hội Bà chúa Kho (Bắc Ninh) 

Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày khai hội vào ngày 14 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng.

Lễ hội Bà chúa Kho là một lễ hội lớn tại miền Bắc, đặc biệt đối với những người làm ăn buôn bán. Lễ hội diễn ra ở Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hội khai mạc vào ngày 4 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng.

Lễ hội Bà chúa Kho có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) để cầu tài cầu lộc. Đầu năm đi xin lộc, cuối năm trả lễ bà chúa Kho từ lâu đã trở thành phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

Hội đền Hùng (Phú Thọ) 

Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Địa điểm: Đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ).

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội đặc sắc nhất ở miền Bắc, mang tầm vóc quốc gia ở nước ta để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ hội khai mạc từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội có nghi thức rước bánh chưng, bánh giầy tại đền Hùng.

Phần lễ trong ngày hội chính bao gồm 2 phần chính là: Lễ rước kiệu vua Hùng và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như hát xoan, thi đấu vật, bơi, kéo co…

Minh Khuê

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính