Đau đầu là tình trạng phổ biến, xảy ra với hầu hết mọi người, ở mọi độ tuổi. Nếu đau đầu kéo dài và hay tái phát có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các triệu chứng kèm đau đầu cần đi khám
Cần lứu ý và đi khám nếu thấy đau đầu kèm các triệu chứng sau:
Nhức đầu kèm theo buồn nôn và nôn dữ dội
Một khi xuất hiện cơn đau đầu kèm theo buồn nôn và nôn cần phải hết sức lưu ý, đây thường là biểu hiện của tăng áp lực nội sọ, thường do u não, viêm màng não, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện gây ra.
Nhức đầu kèm chóng mặt
Nhiều người khi bị đau đầu có biểu hiện chóng mặt, trường hợp nhẹ hơn có thể do máu có độ nhớt cao khiến máu lưu thông chậm không cung cấp đủ máu lên não hoặc do động mạch đốt sống kiểu thoái hóa đốt sống cổ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể được gây ra bởi các tổn thương hố sọ sau như khối u tiểu não và tổn thương thân não.
Nếu thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi mà cơn đau đầu vẫn dữ dội thì rất có thể bạn có khối u ở não thất, hoặc tổn thương ở sau não.
Đau đầu và suy giảm thị lực
Nhiều người đau đầu sẽ cảm thấy suy giảm thị lực. Đây là những cơn đau đầu do tăng nhãn áp. Ở trong tình trạng này, người bệnh có hiện tượng nhìn thấy cầu vồng, tầm nhìn bị thu hẹp, luôn cảm thấy có màn đen chắn trước mắt. Nguyên nhân có thể là do cung cấp máu cho động mạch đốt sống không đủ, nếu tầm nhìn có những đốm đen lấm chấm, có thể là do chứng đau nửa đầu, tuy nhiên, nếu là đau đầu dai dẳng thì phải cảnh giác u não.
Nhức đầu kèm theo tê mặt, méo miệng và mắt
Tình trạng này là do rối loạn thần kinh, nguyên nhân có thể do u não, xuất huyết não, tụ máu dưới màng cứng…
Đau đầu kèm theo huyết áp cao, sắc mặt nhợt nhạt
Nếu tình trạng đau đầu xuất hiện với huyết áp cao, sắc mặt tái nhợt, thì cơn đau đầu do mạch máu dữ dội này là dấu hiệu sớm của đột quỵ.
Đau đầu tuy chỉ là một triệu chứng nhỏ, nhưng nguyên nhân đằng sau nó lại vô cùng phức tạp, nhất là những bệnh nhân đau đầu lâu ngày thì phải đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra chi tiết, mới có thể làm rõ nguyên nhân trước khi điều trị.
Bị đau đầu nên khám khoa nào?
Đau đầu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đã nêu trên, nhưng đa số đau đầu là biểu hiện của các vấn đề về thần kinh, não bộ. Nhiều người có biểu hiện đau đầu nhưng phân vân không biết đau đầu nên khám khoa nào? Khám không đúng chuyên khoa, khiến quá trình chẩn đoán bệnh lâu hơn, kéo dài thời gian khiến bệnh dễ chuyển biến nặng và tốn kém chi phí mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau đầu hiện tại của bạn và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Khai thác tiền sử bệnh lý, đặc thù công việc,… để đưa ra những chỉ định chẩn đoán thích hợp.
Cận lâm sàng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp y học hiện đại có thể hỗ trợ đánh giá, tìm ra nguyên nhân gây chứng đau đầu như máy chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính MSCT đo lưu huyết não, đo điện não đồ, …
Nếu biểu hiện đau đầu, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Nên đi thăm khám với bác sĩ nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
V.LinhBạn đang xem bài viết Đau đầu thường không đáng lo, nhưng kèm theo 5 dấu hiệu này thì lại nguy hiểm, chớ chủ quan tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].