Báo Điện tử Gia đình Mới

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đầy đủ nhất

Tham khảo gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022.

Bài thi môn Ngữ văn vào 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 diễn ra trong 120 phút theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

>> Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đầy đủ nhất

Dưới đây là gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Vĩnh Phúc do một số thầy cô giáo Ngữ văn thực hiện.

* Gợi ý giải đề của Tuyensinh247:

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đầy đủ nhất 0
Gợi ý đáp án môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đầy đủ nhất 1
Gợi ý đáp án môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đầy đủ nhất 2

* Gợi ý giải đề của thầy giáo Ngữ văn Nguyễn Văn Lự - trường THPT Vĩnh Yên:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

 C B D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5: Viết đoạn văn

Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống. Vấn đề này, học sinh đã được học và luyện nhưng để viết đúng yêu cầu thì cần tư duy và diễn đạt. Đoạn văn chừng 30 dòng. Yêu cầu phụ của đoạn văn là viết câu văn chứa thành phần biệt lập tình thái và gạch chân thành phần biệt lập tình thái đó. Thí sinh không đọc kỹ đề bài sẽ viết xa đề, các dẫn chứng thí sinh viết sẽ theo hướng hàn lâm, thiếu tính thực tế.

Đề không đặt ra nhưng thí sinh có khả năng nên gắn sự sẻ chia với thực tiễn cuộc sống hiện tại, đó là những khó khăn hậu Covid-19. Sự sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ nhau của mọi người, trong đó, có các em học sinh, khi cuộc sống đang có nhiều thử thách khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Đoạn văn cần nêu các ý sau:

a. Xác định vấn đề: Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự đồng cảm, thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.

b. Triển khai làm rõ vấn đề: Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống chủ yếu trong nhà trường, trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người…

- Học sinh ở trường sẽ hiểu bạn, hiểu mình và sẵn lòng trợ giúp bạn như thế nào? Phân tích những tình huống thực tế hàng ngày.

- Thầy cô giáo đồng cảm và chia sẻ, trợ giúp học trò qua những việc làm cụ thể như đến nhà, giúp phương tiện học online, ôn luyện với trò nhiễm Covid 19 cả vật chất và tinh thần…

- Công dân trong xã hội sống sẻ chia và giúp đỡ người khác khi vui buồn, hoạn nạn, khó khăn như thế nào? Nêu và phân tích thêm vài ví dụ.

c. Bàn luận: người biết sống sẻ chia và giúp đỡ người khác thì được nhiều người quý yêu, trân trọng. Cá nhân sống không quan tâm sẻ chia và đồng cảm thì đó là lối sông ích kỷ, nho nhen, tầm thường.

d. Liên hệ: Là học sinh lớp 9, em sẽ nỗ lực thực hiện quan điểm sống lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

e. Đoạn văn viết cầu có chứa thành phần biệt lập tình thái (hình như, có lẽ, chắc chắn, dường như…) và gạch chân thành phần biệt lập tình thái (Chỉ cần 1 từ tình thái trong 1 câu).

Câu 6: Nghị luận văn học

Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung của bài nghị luận văn học về thơ. Thí sinh có thể có nhiều cách nêu cảm nhận, hiểu biết và phân tích, nhưng cần làm rõ các nội dung chính, như dàn bài dưới đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

- Nêu vấn đề: vẻ đẹp nhân vật Phương Định yêu nước, gan dạ, dũng cảm và tâm hồn nữ tính giàu nhân ái.

2. Thân bài: 

- Ý 1: Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác và tóm lược cốt truyện (khoảng 5-7 dòng).

Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Truyện kể về nhân vật Phương Định cùng với Chị Thao và Nho là trinh sát mặt đường trên trọng điểm đánh phá dữ dội của máy bay Mĩ ở Trường Sơn “con đường bị đánh lở loét… gỉ nằm trong đất”, “máy bay rít… khó chịu và căng thẳng”, “bom nổ hình trên đầu”, “quả bom nằm lạnh lùng… gỉ vàng”.

Các chị sống trong không gian chật chội và thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến trường. Trong hoàn cảnh ấy, những nét đẹp trong tâm hồn họ hiện lên thật rõ nét.

Ý 2:  Phân tích làm rõ những vẻ đẹp của nhân vật Phương Định:

a. Phương Định mang những vẻ đẹp chung của những nữ thanh niên xung phong.

– Lòng dũng cảm, sự kiên cường và luôn làm việc tự giác và tinh thần trách nhiệm cao: Làm việc trên tuyến đường cao điểm với công việc hiểm nguy, có thể đối diện với thần chết bất cứ lúc nào. Họ thật gan dạ khi có những lần “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ” rồi “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ”.

– Phương Định sống lạc quan, yêu đời giữa Trường Sơn lửa đạn ác liệt: “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười: Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – “Những con qủy mắt đen”.

b. Phương Định mang trong mình những nét cá tính riêng.

Phương Định cũng là một cô gái giàu tình cảm, gắn kết hết mực với đồng đội. Hiểu rõ tính cách của chị Thao, của Nho, luôn lo lắng cho đồng đội, chăm sóc khi Nho thương, cùng chia sẻ buồn vui chiến trường với các anh cao xạ, các anh ở cùng hàng đá..

c. Phương Định là cô gái có tâm hồn trẻ trung, nữ tính và hồn nhiên, giàu mơ mộng lãng mạn và yêu đời

Phương Định là một cô gái Hà Nội, có tuổi thơ hồn nhiên sống vô tư bên mẹ mình chỉ trong căn buồng rất nhỏ ở một thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Chị tình nguyện vào chiến trường khi vừa học xong cấp 3.

Phương Định ý thức và tự hào về vẻ đẹp nữ tính của mình: “một cô gái khá” với “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao và kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và cô thích ngắm mình trong gương, hay hát và vui tính. Chị được nhiều anh lái xe chú ý nhưng chưa để ý đến ai. Chị luôn quan tâm và chu đáo với bạn, chị sống với Thao, Nho như chị em, chăm sóc Nho bị thương như mẹ con..

Ý 3Đánh giá nghệ thuật và nội dung:

- Khái quát nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật tả cảnh, tả tâm lý nhân vật, lựa chọn điểm nhìn, tạo dựng tình huống truyện chân thực, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện dung dị và sắc sảo tạo nên sự hấp dẫn của truyện.

- Nhà văn Lê Minh Khuê đã xây dựng thành công nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp tiêu biểu cho những thanh niên thời kỳ chống Mĩ cứu nước yêu nước, dũng cảm, gan dạ, tâm hồn giàu lòng nhân ái, lãng mạn và lạc quan yêu đời.

3. Kết bài: 

- Khẳng định tài năng và phong cách nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Tác phẩm góp vào văn xuôi thời chống Mĩ một hình ảnh chân thực và đẹp đẽ của nữ thanh niên xung phong dũng cảm và nữ tính…

- Liên hệ bản thân: Nêu suy nghĩ của bản thân về những thanh niên xung phong, những anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nêu hành động của bạn thân sau khi học tác phẩm này.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT có hơn 16.600 học sinh đăng ký dự thi, diễn ra trong các ngày 4 - 6/6.

Thí sinh làm 3 bài thi vào các trường THPT không chuyên trong các ngày 4 - 5/6 và làm thêm một bài thi môn chuyên vào ngày 6/6 đối với thí sinh đăng ký vào Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

Lịch thi vào lớp 10 Vĩnh Phúc năm học 2022 - 2023:

- Sáng 4/6: Ngữ văn (120 phút)

- Chiều 4/6: Tổ hợp (90 phút)

- Sáng 5/6: Toán (120 phút)

- Sáng 6/6: Môn chuyên (150 phút) 

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO