Báo Điện tử Gia đình Mới

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ hay trong bếp mới đúng?

Cúng ông công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ hay trong bếp là câu hỏi của rất nhiều người khi làm lễ cúng ngày 23 tháng chạp.

 Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên ban thờ hay trong bếp?  

Cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian được truyền lại từ bao đời của người Việt.

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Ba vị thần này được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện - Ác của loài người.

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Vì vậy, cứ vào dịp này, các gia đình Việt sẽ dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa mâm lễ nhỏ cùng tấm lòng thành dâng lên thần linh, gia tiên và cúng tiễn ông Táo lên chầu trời. 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ hay trong bếp mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, cúng trên ban thờ hay trong bếp mới đúng?

Vậy cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng? 

Trên thực tế, có nhiều quan niệm khác nhau về việc cúng ông Công ông Táo, có vùng miền cúng Táo Quân trên ban thờ gia tiên, có nơi lại đặt mâm cúng ở bếp.

Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải đặt ở một nơi riêng. Có thể đặt mâm lễ trong nhà, dưới bếp nhưng tuyệt đối không nên đặt trên bàn thờ chính.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cúng Táo quân phải đặt ở bếp bởi từ xa xưa cuộc sống của người Việt đã quây quần bên bếp lửa.

Tuy nhiên nhiều người lại quan niệm cúng Táo Quân là cúng chung 3 vị thần: Thần Đất - Thần Nhà - Thần Bếp. Vì thế phải đặt mâm lễ tại ban thờ chính - nơi trang trọng nhất của nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, thiếu trang trọng.

Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định việc cúng ông Công ông Táo trên ban thờ gia tiên hay dưới bếp là đúng. Tùy thuộc vào văn hóa, quan niệm của từng vùng miền mà thực hiện. 

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? 

Vào ngày ông Công ông Táo hàng năm, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, để trình báo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua.

Theo lệ xưa, lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện cúng Táo quân đúng ngày thì gia đình có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày cũng được, miễn là không quá muộn. 

Thời gian cúng Táo quân có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến khoảng giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm dân gian thì đây là thời điểm thích hợp để Táo quân kịp thời lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng.

Các gia đình có thể tùy chọn thời điểm phù hợp, giản tiện nhưng vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.

Năm nay, ngày ông Công ông Táo rơi vào 14/1/2023 Dương lịch, các gia đình cũng có thể linh hoạt cúng Táo quân bắt đầu từ 12/1/2023 (tức 21 tháng Chạp). 

Tuệ An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO