Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông - một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo truyền thuyết, hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lên trời báo cáo công việc của gia chủ trong năm.
Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.
Về vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo, có nhiều quan niệm khác nhau. Một số gia đình cúng ông Công ông Táo trên ban thờ gia tiên, một số lại cúng ông Công ông Táo dưới bếp.
Vậy đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng?
Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải đặt ở một nơi riêng.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cúng Táo Ưuân phải đặt ở bếp bởi từ xa xưa cuộc sống của người Việt đã quây quần bên bếp lửa.
Tuy nhiên nhiều người lại quan niệm cúng Táo Quân là cúng chung 3 vị thần: Thần Đất - Thần Nhà - Thần Bếp. Vì thế phải đặt mâm lễ tại ban thờ chính - nơi trang trọng nhất của nhà chứ không thể thực hiện ở bếp.
Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định việc cúng ông Công ông Táo trên ban thờ gia tiên hay dưới bếp là đúng. Bạn có thể tùy thuộc vào văn hóa, quan niệm của vùng miền, gia đình mà thực hiện.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Hoàng Nguyên (tổng hợp)Bạn đang xem bài viết Cúng ông Công ông Táo: Nên đặt trên ban thờ hay dưới bếp? tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].