Cúm lạc đà là gì? Vì sao cúm lạc đà có nguy cơ bùng phát ở Qatar?

Các chuyên gia cảnh báo, ‘Cúm lạc đà’ có nguy cơ bùng phát ở Qatar. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong lên tới 35% ở người nhiễm.

‘Cúm lạc đà’ là gì?

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hay còn gọi là “Cúm lạc đà” bị coi là nguy cơ đối với khoảng 1,2 triệu người đam mê bóng đá đổ về Qatar để xem World Cup 2022.

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội chứng Hô hấp Trung Đông được xem là anh em họ với Covid-19 nhưng nguy hiểm hơn. Hơn 1/3 người mắc bệnh đã tử vong vì MERS.

MERS lần đầu được xác định ở Saudi Arabia vào năm 2012, do virus corona gây ra. Đây là loại virus lây truyền từ động vật sang người, có mối liên hệ với lạc đà một bướu ở một số quốc gia Trung Đông, châu Phi và Nam Á.

Tổ chức y tế thế giới cũng xếp “Cúm lạc đà” vào nhóm những virus có khả năng gây ra đại dịch.

Cúm lạc đà - Hội chứng hô hấp Trung Đông có nguy cơ bùng phát ở Qatar. Ảnh minh họa

Cúm lạc đà - Hội chứng hô hấp Trung Đông có nguy cơ bùng phát ở Qatar. Ảnh minh họa

‘Cúm lạc đà’ gây ra triệu chứng gì?

Người bị mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) – Cúm lạc đà thường có các triệu chứng điển hình gồm: sốt, ho, khó thở… Viêm phổi cũng là tình trạng phổ biến nhưng không phải bệnh nhân nào cũng gặp tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy…

Những người mắc MERS nặng có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp, phải thở máy hoặc phải dược hồi sức cấp cứu. Đặc biệt, ở những người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính (bệnh đường hô hấp, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ung thư…), người có hệ miễn dịch kém… sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn những người khỏe mạnh bình thường.

Hội chứng hô hấp Trung Đông lây lan giữa người với người qua tiếp xúc trực tiếp, gần gũi. Virus được truyền giữa động vật và con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra con người bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với lạc đà một bướu mắc bệnh.

Hiện chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh MERS. Song, một số cách chữa trị đang được phát triển đến giai đoạn lâm sàng. Việc điều trị sau đó dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo những người đến thăm trang trại, chợ hoặc những nơi có thể tiếp xúc lạc đà nên rửa tay kỹ trước và sau khi chạm vào động vật, tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh.

Ngoài ra, không nên ăn thịt lạc đà chưa được nấu chín, uống sữa lạc đà chưa tiệt trùng vì có thể làm tăng tăng nguy cơ lây nhiễm virus.

Nguy cơ bùng phát ‘Cúm lạc đà’ ở Qatar

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo việc thu hút số lượng lớn người hâm mộ trên khắp thế giới tập trung về Qatar xem World Cup 2022 có thể dẫn tới nguy cơ lây lan một số bệnh nhiễm trùng như Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ và đặc biệt là Trung Hội chứng hô hấp Đông (MERS)… Trong đó, MERS có khả năng bùng phát thành dịch.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để giảm thiểu nguy cơ lây lan một số dịch bệnh, khách tham dự giải đấu nên tiêm phòng đầy đủ, tuân thủ các quy tắc về lựa chọn thực phẩm, đồ uống an toàn và không nên chạm vào lạc đà, nước tiểu của lạc đà.

An An

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính