Vài ngày trước, vụ việc thương tâm đã xảy đến cho một gia đình ở Đội Cấn, Hà Nội khi chú chó nuôi trong nhà tấn công cô con gái mới 8 tháng tuổi của mình. Đau lòng hơn, sau 2 giờ cấp cứu trong bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, em bé đã không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Trước thông tin trên, nhiều cư dân mạng bày tỏ niềm thương tiếc với gia đình cháu bé và phẫn nộ trước tai nạn kinh hoàng mà giống chó này gây ra.
Có người lên tiếng cho rằng chỉ nên chọn 1 trong 2: con mình hoặc chó để chăm sóc
Cũng có người trách bố mẹ cháu bé thiếu quan tâm
Tài khoản này trách người chủ nuôi chó thiếu trách nhiệm
Các bà mẹ cảm thấy thương xót cho em bé mới 8 tháng tuổi
Bình luận này còn liên hệ đến chuyện thả chó nơi công cộng mà không có rọ mõm, gây ảnh hưởng đến người xung quanh
Người này cho rằng dù cho ta hay chó ngoại đều cần cẩn thận, nhưng những giống chó có đặc tính hung dữ này nguy hiểm hơn nhiều
Trong vụ việc kia, cháu bé 8 tháng tuổi hầu như không có khả năng phản kháng lại chú chó
Tài khoản P.K.Q đã chia sẻ phương pháp giải cứu khi bị các giống chó dữ tấn công như sau:
"Pitbull và rotweiler hay cả bẹc-gie đều là những giống chó có thể tấn công lấy mạng người - nhất là pitbull một khi tấn công và say máu thì chỉ thôi cắn xé khi mục tiêu đã gục và ngừng thở.
Vậy khi ra công viên bất thần thấy người khác hay trẻ em bị pitbull do người dẫn chơi thả rông cắn thì cần làm gì để cứu nạn nhân ngay tắp lự?
Các loài chó dữ có sẵn trong gen khả năng săn mồi và độ húng cao rất - các cú cắn đầu tiên chăm chăm là để triệt tiêu khả năng bỏ chạy của con mồi - nên để giúp nạn nhân bị các loài chó này tấn công, khó có thể làm hiệp sĩ cô đơn - mà phải có từ 2 người trở lên thì hiệu quả mới cao - một lo đối phó con chó và 1 lo đưa nạn nhân ra khỏi vùng khống chế của con chó.
Pitbull hay rot càng bị đau càng say máu và không bao giờ nhả mồm ra khỏi vết cắn thậm chí khi bị đau còn cố giằng xé lắc để con mồi mau gục hơn. Gậy gộc, đánh đập chỉ càng làm cho chúng siết mạnh hàm vào thịt con mồi và lắc mạnh hơn để bức da thịt và cơ ra khỏi xương của nạn nhân.
Thế đâm cho mù mắt chó thì sao? Khi đã tấn công thì cho dù không còn thấy đường, chó vẫn nhận ra mục tiêu và chiến không ngừng vì mũi chó cực nhạy. Trong tình huống cấp thời thì mù hay không mù không quan trọng.
Vậy làm như nào để cứu nhi đồng ra khỏi mồm một con pitbull - Hãy triệt đường hô hấp, nói cách khác là cho nó ngừng thở thì nó sẽ hả mồm ra. (nhớ bên trên tôi nói cần thêm một người để đưa nạn nhân đi).
Vì nanh chó thường đã cắm vào thịt/cơ của nạn nhân nên đừng cố kéo nạn nhân ra khỏi mồm con chó sẽ gây thêm đau đớn hay các tổn thương nghiêm trọng hơn, mà phải đẩy thêm vào mõm nó, đẩy thêm nhiều thì khả năng nó sẽ mở mồm để ngoạm thêm, có cơ thội thoát.
Đứng phía sau con chó, nắm lấy cổ, nếu chó có vòng đeo cổ thì nắm chặt, quấn mạnh để thắt chặt nhất vòng đeo cổ có thể, (nếu chó không có vòng đeo cổ thì phải tuột dây nịch hay thắt lưng của mình ra để tròng vào cổ nó).
Kẹp hai chân mình vào hông nó và kéo cổ chó lên trên, như treo cổ, thì nó ko còn khả năng lắc nữa. Siết mạnh thì chừng 5-7 giây nó sẽ ngoạc mồm ra để thở. Nếu có thêm hỗ trợ thì bóp mạnh vào cổ chó (rất dễ tìm khí quản của nó), con chó sẽ ngoặc mồm ra để thở. Đến lúc này có thể đem nạn nhân đi nơi khác thật nhanh, ra khỏi vùng nhận biết của con chó.
Chừng 2 phút thì con chó sẽ tắt hơi ngừng thở và có thể xỉu hoặc lâu hơn là hồn du địa phủ, tuỳ vào các anh chị và tình hình lúc đó.
Hãy nhìn quanh, các quán ăn, chung cư đều có bình chữa cháy. Đây là thứ cứu nguy hay ho nhất mà ai cũng xài được. Xịt thẳng vào mặt, vào mồm con cẩu. Khí CO2 hay bột chữa cháy sẽ làm con cẩu ngưng hô hấp phải ngoạc mồm để thở. Kéo nạn nhân ra khỏi mồm con chó và tiếp tục xịt nếu nó còn xông lên.
Chó có bản năng súc vật hoang dã - tiếng xì của bình chữa cháy rất gần với tiếng khè khè của hổ mang - nên 90% chó đều dừng và lùi khi nghe.
Chó đa số chỉ tấn công 1 mục tiêu và cố triệt hạ mục tiêu ban đầu ấy - nên đẩy lùi con chó ra và chừa đường cho nó chạy, đừng dồn nó đường cùng thì nó cắn càn qua cả người cứu".
Thú chơi chó Ngao Tây Tạng đã du nhập vào nước ta trong vài năm gần đây, thế nhưng người nuôi giống chó này lại chủ yếu vì thích vẻ đẹp của nó, chứ chưa chắc đã hiểu hết những đặc tính của loài chó Ngao Tây Tạng.
Đặc tính tốt nhất của Ngao Tây Tạng là trung thành tuyệt đối, “chỉ thờ một chủ” là người nuôi và chăm sóc nó từ bé. Giống chó này được xếp vào hàng cực kỳ nguy hiểm, sẵn sàng tấn công và chiến đấu bất cứ lúc nào. Do kích thước lớn, có móng vuốt sắc nhọn và tính hiếu chiến bẩm sinh, ngay cả khi có rọ mõm, chúng vẫn có thể gây hại cho người khác.
Để tránh những trường hợp thương tâm xảy ra, trước khi nuôi chó Ngao Tây Tạng, người nuôi cần phải tìm hiểu kỹ càng, nhất là cách chăm sóc, phòng vệ và phản kháng khi chó tấn công bản thân và người khác.
Kim OanhBạn đang xem bài viết Cư dân mạng phẫn nộ vụ chó Ngao Tây Tạng cắn bé gái 8 tháng tuổi tử vong tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].