Con ho đêm: Đừng quá cuống!

Ban ngày thấy con vẫn chơi ngoan, nhưng đến đêm thì bắt đầu ho húc hoắc,sau đó cơn ho kéo dài dai dẳng khiến không ít cha mẹ sốt ruột. Lo con bị bệnh nguy hiểm nào đó, bố mẹ tìm đủ cách để cắt cơn ho

Chị Thanh Thúy (32 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) than phiền: “ khoảng nửa tháng gần đây, cứ về đêm là con tôi lại bị ho, tiếng ho không nặng nhưng cứ dai dẳng. Nhiều lúc, con ho liên hồi làm tôi sót ruột, lo lắng con sinh bệnh nặng.

Nhưng khi đi khám, bác sĩ bảo con chỉ hơi viêm họng, không có gì nghiêm trọng nên cho thuốc về uống. Tôi cho con uống theo thuốc bác sĩ kê đơn nhưng tình trạng ho về đêm của con vẫn không đỡ.

  (ảnh có tính chất minh họa)

(ảnh có tính chất minh họa)

Buồn nhất là khi con ho dẫn đến nôn trớ là mẹ chồng lại chì chiết tôi vụng về không biết chăm con làm con gầy còm, hay ốm vặt.

Bà đâu biết rằng thấy con ho tôi lo lắng, sót ruột hơn ai hết, nhưng dù đã tìm đủ mọi cách cơn ho về đêm của con mãi không thuyên giảm…” – chị Thúy tâm sự.

PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ho không phải là dấu hiệu gì đáng sợ mà đôi khi ho còn là cách tống hết đờm, dịch, dị vật ở họng trẻ ra ngoài.

Vậy nên, nếu thấy con chỉ húng hắng ho mà không sốt hay có các biểu hiện lạ gì khác thì cha mẹ đừng vội lo lắng.

Trường hợp ho về đêm như con trai chị Thúy, bác sĩ Dũng cho rằng không phải là trường hợp hiếm gặp, nó rất phổ biến với trẻ ở các tỉnh phía Bắc vào dịp tháng 10,11 của năm. Đây là lúc thời tiết chuyển mùa sang hanh khô nên trẻ rất dễ bị các cơn kích ứng ho khan, niêm mạc mũi của trẻ bị xoang khi gặp thời tiết này cũng rất dễ trở bệnh với biểu hiện ngạt hoặc sổ mũi kèm ho.

  PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên trưởng kho Nhi, BV Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Nguyên trưởng kho Nhi, BV Bạch Mai

Song nhiều cha mẹ, ông bà cứ thấy con trẻ ho về đêm là lo lắng, sốt ruột, sợ con bị bệnh nguy hiểm, sợ con gầy còm hao cân nên tìm đủ mọi cách để chặn đứng cơn ho.

“Tôi đã từng gặp trường hợp một mẹ trẻ cho con đi khám bác sĩ vì thấy con ho nhiều về đêm. Bác sĩ kê đơn thuốc, mẹ về cho con uống 2 ngày không thấy đỡ lại bảo bác sĩ khám không đúng bệnh, không phải bác sĩ giỏi.

Tiếp đó người mẹ lại đưa con đến một phòng khám khác để khám, rồi lại một đơn thuốc nữa được kê. Cứ như vậy trẻ bị mẹ tống rất nhiều loại thuốc trong đó có kháng sinh vào người chỉ để chữa ho mà không biết nguyên nhân gây ho của con là gì” – BS Dũng nhấn mạnh.

Vị chuyên gia Nhi khoa này cũng cho biết, đây là sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải. Ho có nhiều nguyên nhân gây ra, để điều trị bệnh cần tìm nhân gây ra ho.

Trong một vài trường hợp, cơn ho đêm là do dịch nhầy từ mũi xuống, do đờm tích tụ lại trong lúc ngủ (vì bình thường ban ngày khi trẻ vận động thì những dịch này chảy ra ngoài hoặc được nuốt vào trong quá trình ăn uống…). Vì thế, ho là biểu hiện để trẻ đẩy, tống các dị vật đó ra khỏi cơ quan hô hấp.

Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ ho về đêm là do mạt bụi  bẩn trong phòng ngủ, bụi ở chăn, gối, rèm cửa… đi vào đường thở của trẻ khiến trẻ bị kích ứng dẫn đến ho rũ rượi.

Với những trường hợp như vậy, trẻ không cần dùng thuốc, chỉ cần vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, vệ sinh mũi họng bằng thuốc ho thảo dược và xịt thuốc mũi dưới dạng phun sương vừa giúp vệ sinh mũi họng làm thông thoáng đường thở, vừa thành phần có tác dụng làm co niêm mạc mũi họng, giảm xuất tiết dịch nhầy ở niêm mạc mũi sẽ giúp tình trạng ho về đêm của trẻ được cải thiện.

  Xịt thuốc mũi phun sương như thuốc Coldi-B trước khi ngủ sẽ giúp trẻ chống nghẹt mũi, giảm nhanh triệu chứng sổ mũi gây ho cho bé (Ảnh minh họa)

Xịt thuốc mũi phun sương như thuốc Coldi-B trước khi ngủ sẽ giúp trẻ chống nghẹt mũi, giảm nhanh triệu chứng sổ mũi gây ho cho bé (Ảnh minh họa)

Do đó, cha mẹ không cần nóng ruột mà vội mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Cách chữa bệnh cho con kiểu này vừa gây tốn tiền vừa làm cho tình trạng nhờn kháng sinh của con tăng lên.

Ngoài ra, cha mẹ chú ý mặc đồ phù hợp cho trẻ như quần áo giữ ấm cho trẻ khi thay đổi nhiệt độ về đêm và sáng sớm,  nhưng lại thoáng vào ban ngày để  không bị nhiễm lạnh do mồ hôi thoát ra.

Ly Linh/GIADINHMOI.VN

Con ho đêm: Đừng quá cuống! 3

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính