Chúng ta đều bị thuyết 'ngủ 8 tiếng' đánh lừa, đây mới là thời gian ngủ tốt nhất

Người ta nói mỗi ngày cần ngủ đủ 8 tiếng, nhưng tại sao bạn đã ngủ đủ 8 tiếng rồi mà vẫn thấy buồn ngủ?

Hầu hết mọi người đều tin vào thuyết “ngủ 8 tiếng”. Nhưng thực tế, 8 tiếng là thời gian ngủ trung bình của một người trong một đêm.

Nếu cứ theo đuổi giấc ngủ 8 tiếng một cách cứng nhắc, bạn có thể gặp tình trạng khó ngủ và bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe.

1. Mỗi người có nhu cầu giấc ngủ khác nhau

Cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nổi tiếng vì chỉ cần ngủ 4 - 6 tiếng mỗi đêm. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện những người với một đột biến gen cụ thể có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo sau khi ngủ vài giờ (trường hợp như vậy rất hiếm).

Có người mỗi ngày ngủ 8 tiếng vẫn không thấy đủ, hay như vận động viên Usain Bolt cần ngủ tới 10 tiếng. 

Những người ở độ tuổi khác nhau cần số giờ ngủ khác nhau.

Khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF) về số giờ ngủ cần thiết cho từng độ tuổi như sau:

thoi-gian-ngu-01

Tất nhiên, các con số được khuyến nghị không phải là tuyệt đối, mỗi người nên căn cứ vào điều kiện của mình mà tìm thời gian ngủ thích hợp nhất.

Cách dễ nhất để đánh giá là quan sát sự phản hồi về thể chất và tinh thần của bạn sau khi thức dậy.

2. Chất lượng giấc ngủ phụ thuộc vào chu kỳ giấc ngủ

So với thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ thường bị mọi người bỏ qua.

Giấc ngủ sâu có tác dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ mệt mỏi và phục hồi năng lượng.

Nếu chất lượng giấc ngủ kém, tức là ở trạng thái ngủ chập chờn trong thời gian dài, thì dù ngủ 8 tiếng bạn vẫn thấy buồn ngủ và mệt mỏi.

Empty

Đánh giá và đo lường chất lượng giấc ngủ nên dựa trên việc bạn đã trải qua bao nhiêu chu kỳ giấc ngủ, thay vì chỉ chú trọng xem mình đã ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm.

Một chu kỳ giấc ngủ hiệu quả dài khoảng 90 phút. Trong 90 phút, chúng ta sẽ trải qua nhiều giai đoạn của giấc ngủ: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và rất sâu, ngủ mơ.

Quá trình này giống như đi xuống cầu thang. Chúng ta đi xuống tầng ngày càng sâu hơn, tức là đi vào giấc ngủ ngày càng sâu hơn.

3. Lịch trình ngủ cứng nhắc 8 tiếng mỗi đêm là không thực tế

Trong cuộc sống, chúng ta thường phải gặp tình trạng tăng ca, tiệc tùng hay có công việc đột xuất và khó có thể ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Lịch trình cứng nhắc 8 tiếng một đêm rất khó đạt được, và nó sẽ chỉ khiến chúng ta ngày càng chán nản và lo lắng hơn theo thời gian.

ngu-8-tieng-03

Thay vào đó, bạn có thể thử kế hoạch ngủ R90 linh hoạt, lấy chu kỳ giấc ngủ 90 phút làm đơn vị tính toán và đánh giá giấc ngủ trong một tuần chứ không phải trong một ngày nhất định.

Lý tưởng nhất là chúng ta có 5 chu kỳ giấc ngủ mỗi ngày, tương đương 7,5 giờ và chúng ta có 35 chu kỳ ngủ đầy đủ mỗi tuần.

Đừng quá lo lắng về "một đêm trằn trọc không ngon giấc", chỉ cần đảm bảo bạn không bỏ lỡ chu kỳ giấc ngủ 3 đêm liên tiếp đồng thời đảm bảo đủ chu kỳ ngủ ít nhất 4 ngày/tuần.

Đồng thời, hãy lưu ý, đừng tạo áp lực quá lớn cho giấc ngủ, cẩn trọng quá sẽ phản tác dụng, càng muốn ngủ lại càng khó vào giấc.

(Theo Nhân dân Nhật báo)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính