Chùa Hương ở đâu? Lễ hội chùa Hương diễn ra thời gian nào?

Chùa Hương ở đâu, diễn ra trong thời gian nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về chùa Hương và lễ hội chùa Hương năm 2023.

Khai hội chùa Hương vào ngày 6 tháng Giêng năm 2023.

Khai hội chùa Hương vào ngày 6 tháng Giêng năm 2023.

Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương từ lâu được biết đến là một trong những điểm du xuân hấp dẫn dịp đầu năm.

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích...) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền linh thiêng khác như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan... Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.

Lễ hội chùa Hương diễn ra thời gian nào?

Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm.

Hơn 40.000 du khách tới chùa Hương ngày khai hội.

Hơn 40.000 du khách tới chùa Hương ngày khai hội.

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương

Nguồn gốc lịch sử lễ hội chùa HươngNói đến nguồn gốc chùa Hương là nói đến mối quan hệ gắn kết giữa chùa Hương với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.

Trong truyền thuyết, vào thế kỷ đầu tiên ở vùng đất này có công chúa Diệu Thiện - tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành 9 năm đắc đạo trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Ngày đó cũng được xem là ngày Phật Đản (được xác định là ngày 19 tháng 2 âm lịch), đây cũng là thời điểm mùa xuân vừa đến, trăm hoa đua nở.

Đến tháng 3 năm 1770 (năm Canh Dần), Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã có chuyến tuần du cùng quân dưới trướng đến Trấn Sơn Nam. Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh và Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có đề lên trên vách đá trước cửa động Hương Tích năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Đây là nơi linh địa, lại được Chúa ca ngợi nên trở thành đắc địa hơn, trở thành chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân để mong cầu an bình và mọi điều được suôn sẻ, tốt lành.

Ngoài ra, Chúa Trịnh Sâm cũng là một trong những người góp phần đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau. Từ đó hàng năm du khách đến tham quan lễ hội ngày một đông hơn. Nhưng cho đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức mở hội lớn sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ (mùng 6 tháng Giêng).

Xem thêm: Lễ hội chùa Hương ngày nào, kinh nghiệm cần nhớ khi đi chùa Hương

V.Linh

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính