Người ta làm như thế là để những ai đi qua, nhất là trẻ em, có thể nhìn thấy những chú gấu bông trong một hoạt động có hashtag trên Twitter là #bearhunt.
Tất cả là để hướng đến con trẻ, những ngày này phải ở trong nhà cùng với cha mẹ trong việc cách ly xã hội và nếu có được đi ra khỏi nhà, thì may ra cũng chỉ thể loanh quanh trong khu vườn nhà mình.
Việc để một chú gấu trên cửa sổ là để gây ngạc nhiên cho bọn trẻ, khiến chúng phải kiếm tìm và chắc chắn sẽ rất vui nếu thấy một con gấu bông đang nhìn chúng từ một cửa sổ nào đó.
Việc “săn gấu” do đó được người lớn ở nhiều nơi trên thế giới thể hiện tình yêu của mình với trẻ em trong những ngày khó khăn này. Chính Jacinda Adern, nữ Thủ tướng của New Zealand, người có một con gái, cũng đặt một chú gấu trên cửa sổ nhà mình.
Chiến dịch “săn gấu” vì trẻ em thực ra được bắt đầu sau khi nhà văn người Anh Michael Rosen, tác giả của cuốn sách truyện cho trẻ em có tựa đề “We’re going on a bear hunt” (Chúng ta đi săn gấu, 1989) đang nằm viện.
Đó là một cuốn sách rất được trẻ em yêu thích, và việc đặt gấu lên cửa sổ cũng là cách là cách để động viên Rosen vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.
Điều đáng chú ý là những người không có gấu bông trong nhà có thể đặt lên cửa sổ những thứ đồ chơi trẻ con khác, như Shrek và Donkey (phim Shrek), Woody hay Buzz Lightyear (phim Toy Story).
Thế giới mùa dịch đâu chỉ có những chuyện buồn và con số chết chóc, mà còn có không ít những câu chuyện từ trái tim…
Trương Anh Ngọc
Bạn đang xem bài viết Cafe sáng: Những chú gấu trên khung cửa sổ tại chuyên mục Sống chậm của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].