Báo Điện tử Gia đình Mới

Cafe sáng: Con cái hay chính chúng ta đang khủng hoảng?

Có một thực tế tôi gặp thấy ở nhiều cha mẹ khi con họ “gặp vấn đề” là cảm xúc của chính cha mẹ có khi còn khủng hoảng hơn cả vấn đề hay cảm xúc mà con của họ đang gặp phải.

Là bởi chúng ta, những cha mẹ yêu con hơn cả bản thân mình nên khủng hoảng của con dù chỉ 5 độ richter nhưng tâm chấn có khi lại nằm ở cha mẹ lên đến 10 thậm chí 50 độ richter. Điều đó, trong nhiều trường hợp, khiến con bị dội ngược và bị ảnh hưởng nặng nề. Kiểu như con vừa sảy chân ngã, bố mẹ la toáng lên khiến con bị sợ hãi vì tiếng la của bố mẹ chứ không phải cái đau của việc sảy chân.

Chúng ta phải chấp nhận rằng trưởng thành nào cũng đau đớn như nhau cả. Chỉ có trải qua đau đớn mới trưởng thành lên được. Chấp nhận việc con mình phải chịu đau đớn này và biến mình thành sự xoa dịu, bồi bổ, tăng sức chịu đau cho con thôi.

Tôi luôn đánh giá cao việc cha với con, mẹ với con có không gian thoải mái trò chuyện. Không gian trong mối quan hệ ấy. Để thúc đẩy suy nghĩ tích cực. Để dẫn dắt những năng lượng tích cực vào con. Nó cần thời gian rất dài, rất kiên trì của cha mẹ.

Cafe sáng: Con cái hay chính chúng ta đang khủng hoảng? 0

Nếu có thể được, hãy kích thích con theo đuổi một đam mê hay một sở thích nào đó. Khuyến khích con kết bạn và rủ bạn về nhà mình chơi. Giao trọng trách hay đặt hàng con về một trách nhiệm vừa tầm với con cho chính nhà mình. Ví dụ như lo toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến nội thất phòng con hoặc bữa cơm thứ Sáu hàng tuần do con phụ trách.

Có điều kiện hơn thì rủ con tham gia các hoạt động thiện nguyện. Khiến cho con bận rộn với việc chứng minh bản thân có giá trị để chính con nhận ra giá trị của mình. Đừng để những cảm xúc khủng hoảng của mình lộ ra trước con. Lũ trẻ luôn nhạy với cảm xúc của cha mẹ.

Và ngay cả nếu con bạn chưa gặp những vấn đề như thế, bạn vẫn có thể áp dụng “liệu trình” này cho con chứ không phải đợi đến lúc xảy ra chuyện. Túm lại, các cha mẹ ghi vào vạt áo của mình nhé!

1. Trò chuyện với con nhiều hơn

2. Tạo ra môi trường- không gian- “khí hậu dễ chịu” cho mối quan hệ này

3. Khuyến khích con kết bạn- cùng con nuôi dưỡng tình bạn của con.

4. Khuyến khích và nuôi dưỡng đam mê cho con

5. Dẫn dắt và nuôi dưỡng năng lượng tích cực- suy nghĩ tích cực cho con.

6. Giao trách nhiệm- quyền quyết định để con thực hành.

7. Rủ con tham gia các hoạt động thiện nguyện

8. Khiến con bận rộn với việc chứng minh giá trị bản thân để con nhận ra giá trị bản thân.

9. Đừng để con thấy nỗi lo lắng- sợ hãi hay khủng hoảng của cha mẹ.

10. Tôn trọng và trân trọng những suy nghĩ của con, quan điểm của con.

Rồi, giờ thì chúc con bạn- con tôi vượt qua những cú sốc trong quá trình trưởng thành của chúng.

Hoàng Anh Tú

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO