Báo Điện tử Gia đình Mới

Cafe sáng: Cha mẹ đang vô tình áp lực lên con cái như thế nào?

Chúng ta, người lớn, vẫn hay nói về kim cương là than đá trải qua áp lực cao mà thành. Con cái của cha mẹ có điều kiện thì đương nhiên phải trở thành kim cương. Chỉ khi cha mẹ không có điều kiện mới chấp nhận để con thua kém bạn bè.

Tôi đã từng thử ngó qua sách giáo khoa của các con mình. Nó khác nhiều so với sách giáo khoa của chúng ta thời bằng chúng. Bởi kiến thức ngày càng nhiều hơn theo sự phát triển của nhân loại.

Lũ trẻ lớp 6 bây giờ chắc chắn học nhiều hơn chúng ta năm lớp 6. Đó là quy luật không đổi được. Chưa kể, những đứa trẻ con nhà khá giả sẽ còn phải học nhiều hơn vì có điều kiện để học nhiều hơn. Áp lực vì thế càng lớn hơn so với lũ trẻ nông thôn.

Chúng ta, người lớn, vẫn hay nói về kim cương là than đá trải qua áp lực cao mà thành. Con cái của cha mẹ có điều kiện thì đương nhiên phải trở thành kim cương. Chỉ khi cha mẹ không có điều kiện mới chấp nhận để con thua kém bạn bè.

Lũ trẻ ngày nay vì thế bị nhiều áp lực hơn thời chúng ta còn là lũ trẻ. Chưa kể Covid khiến lũ trẻ phải học online, dù các nhà sư phạm có đưa ra hàng trăm cách giúp trẻ thư giãn, vận động nhưng áp lực vẫn là không đổi, tương tác xã hội không có. Nhiều trường, lớp dù dạy và học online nhưng KPI’s vẫn như học trực tiếp, thậm chí nhiều hơn vì việc tập trung của lũ trẻ khi học online có giới hạn.

Nhưng áp lực đổ lên đầu lũ trẻ nhiều khi không nằm ở kiến thức chúng phải học ở trường. Mà có khi lại từ ở nhà, từ yêu thương của chính các bậc làm cha làm mẹ.

Nhiều cha mẹ tiến bộ miệng nói: “Tôi không bao giờ tạo áp lực học hành cho con” nhưng lại tự hào khoe điểm 10 của con trên mạng xã hội? Có bao nhiêu cha mẹ miệng nói: “Tôi có thể cho con lưu ban, học lại chứ không mạo hiểm cho con đến trường trong tình hình dịch bệnh thế này” nhưng vẫn quát mắng con liên tục khi con học online mà không tập trung, bị cô giáo nhắc nhở hay học online mà ngáp ngắn ngáp dài, chơi game “chui”…

Covid đến, lũ trẻ ở nhà nhiều hơn nhưng quỹ thời gian của chúng kết nối với cha mẹ có khi lại ít hơn khi chúng đi học trực tiếp. Nếu như trước kia, trên đường đưa con đi học hoặc lúc tan học về, cha mẹ con cái có thể trò chuyện với nhau nhiều hơn thì nay, khi lũ trẻ ở nhà 24/24, kỳ quặc thay, thời gian nói chuyện lại ít đi.

Yêu thương con cái của nhiều cha mẹ chính là một loại áp lực như thế. Khi mà con cái khoe với cha mẹ điểm 10 đỏ chót, tôi cũng như nhiều cha mẹ khác hẳn sẽ vô cùng vui vẻ. Chúng ta sẽ nói: “Bố tự hào về con”. Một câu khen ngợi vậy thôi nhưng lại có thể trở thành móc câu vào suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ. Và áp lực bắt đầu từ đó.

Hoàng Anh Tú

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO