Tại Việt Nam, trung bình cứ 5 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị tăng huyết áp. Tổng số lượng người mắc bệnh này có thể lên tới 12 triệu người.
Tại Việt Nam, có gần 60% trong tổng số 12 triệu người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị đúng cách.
Huyết áp cao là bệnh nguy hiểm bởi có thể gây ra nhiều biến chứng. Các nguy cơ thường gặp nhất chính là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
Có 3 thực phẩm được các chuyên gia đánh giá gây hại cho huyết áp còn hơn thịt mỡ, bao gồm:
1. Muối
Muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Muối ăn có khoảng 40% natri.
Chúng ta biết muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu, đồng thời phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali. Do đó, khả năng lọc nước của thận suy giảm, gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu.
Để giảm lượng muối ăn hàng ngày, nên hạn chế ngay các loại thực phẩm ướp muối như dưa cà muối, mắm tôm, cá mắm, cá muối… Những thực phẩm chế biến sẵn như rau quả đóng hộp, thịt hun khói, thịt đóng hộp, thịt sấy… cũng có hàm lượng muối rất cao.
2. Thịt nguội, thịt xông khói
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối, vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.
3. Dưa chua
Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Chúng ta nên làm gì để huyết áp ổn định hơn?
Duy trì tâm trạng vui vẻ
Theo Minnews, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là olfolamine, kích thích co mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Khi tâm trạng tốt, các chức năng trong cơ thể hoạt động ở trạng thái bình thường.
Uống nhiều nước
Khi uống đủ nước, quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tăng cường. Nước cũng góp phần làm loãng máu, tăng tốc độ lưu thông, do đó giúp ổn định huyết áp.
Bổ sung một số loại nước ép như nước cam, dưa hấu, dâu tây hoặc nước ép cây cần tây… cũng rất tốt cho cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên
Đối với người trung niên và người cao tuổi, bạn thường có thể thực hiện một số bài tập đơn giản như đi bộ nhanh hoặc thể dục nhịp điệu. Vận động thường xuyên có thể làm tăng độ đàn hồi và ngăn ngừa sự lão hóa của mạch máu. Một số thí nghiệm cho thấy, huyết áp có thể giảm được khoảng 8 – 6 mmHg nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Đi khám bác sĩ và uống thuốc đều đặn
Nếu gặp các triệu chứng ban đầu của bệnh tăng huyết áp như chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực không rõ nguyên nhân… bạn nên đi khám bác sĩ. Được tư vấn kịp thời và uống thuốc đều đặn, huyết áp của bạn sẽ duy trì ở mức ổn định, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống.
V.LinhBạn đang xem bài viết Nhà ai có bố mẹ mắc bệnh cao huyết áp đừng nên nấu 3 món này bởi sẽ khiến huyết áp tăng vọt, ăn nhiều cẩn thận tai biến bất cứ lúc nào tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].