Các cụ có câu: 'Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu' câu này có ý nghĩa thế nào, vì sao lại nói như vậy?

'Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu' câu này có ý nghĩa thế nào, vì sao lại nói như vậy?

 Giải thích ý nghĩa câu nói: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu"

"Ăn tránh ba"

"Ăn tránh ba" nghĩa là không được đặt ba món khi tiếp đãi khách. Có thể giải thích rằng ở Trung Quốc thời thượng cổ, đồ cúng lễ là ba món, thường sẽ là lễ "tam sinh" hay ba loại gia súc.

Do vậy, đãi khách với ba món ăn được hiểu là không tôn trọng khách. Đồng thời, trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, "thành đôi thành cặp" là một điều được coi trọng. Do vậy, bàn tiệc đãi khách với số món lẻ sẽ được coi là nhạo báng.

"Đũa tránh năm"

Việc phát minh ra và sử dụng đũa được cho là sự kiện quan trọng của lịch sử văn minh Đông Á. Đôi đũa không chỉ tiện lợi khi sử dụng mà còn có tác dụng rèn luyện sự linh hoạt của não bộ. Văn hoá Trung Hoa đề cao hoà hợp âm dương, mà một đôi đũa cũng được coi là một cặp âm dương, chỉ khi phối hợp với nhau mới phát huy tối đa tác dụng.

Một đầu của đôi đũa là hình tròn, theo ý nghĩa văn hóa truyền thống Đông Á là "trời tròn đất vuông".

Chiều dài của đũa theo đơn vị đo Trung Hoa cổ là bảy tấc sáu, tượng trưng cho khác biệt cơ bản của con người với động vật: "Thất tình lục dục", tức có bảy cảm xúc và sáu mong muốn.

"Đũa tránh năm" nói rộng ra chính là một hệ thống nghi lễ Trung Hoa xung quanh đôi đũa. Trọng tâm của những nghi lễ này là ý niệm về hoà hợp âm dương, tôn trọng quy luật tự nhiên. Sự tương xứng và đầy đủ của đũa vừa được coi là sự chúc phúc vừa là sự tôn kính với người dự tiệc.

Các cụ có câu:

Các cụ có câu: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu" câu này có ý nghĩa thế nào, vì sao lại nói như vậy?

"Tiệc tránh sáu"

Bàn tiệc Trung Quốc cổ thường có hình tròn, bầu dục hoặc bàn Bát Quái (tám cạnh). Nếu chiếc bàn hình dáng như vậy có sáu người ngồi thì sẽ tạo thành hình con rùa với đầu, đuôi và bốn chân. Trong khi đó, rùa ít khi được sử dụng để so sánh với ý nghĩa tốt đẹp.

Đồng thời âm Hán cổ của số sáu là "lục" đồng âm với "lạc". Thêm thế ngồi sáu người quanh bàn sẽ tạo thành cụm từ chỉ sự sa ngã, rơi rụng. Những quan niệm này có bản chất được cho là để tránh lãng phí, tận dụng tối đa không gian bàn tiệc và đồ ăn.

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính