Nếu như các liệu pháp y tế truyền thống là chỉ dựa trên bệnh án chung và kết quả điển hình để đưa ra phác đồ điều trị, thì việc thực hiện điều trị cá nhân hóa lại cần phải thu thập và phân tích dữ liệu về di truyền, lịch sử sức khỏe, tiền sử gia đình và lối sống của bệnh nhân. Do đó, đây là một nhiệm vụ phức tạp, cần có sự giúp sức của công nghệ máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Tại Hội nghị kỹ thuật Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam 2023 diễn ra mới đây, GE HealthCare đã giới thiệu giải pháp chăm sóc ung thư vú One-stop Clinic toàn diện, giúp các nhân viên y tế đem đến các lựa chọn và quyết định tốt nhất cho bệnh nhân. Bằng cách sử dụng các công nghệ và dữ liệu tiên tiến, One-stop Clinic cho phép chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đồng thời cung cấp các giải pháp điều trị cá nhân hóa, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi bệnh nhân sẽ có một hành trình chăm sóc riêng biệt, phù hợp với tình trạng và nhu cầu của mình.
“Giải pháp chăm sóc toàn diện bệnh ung thư” cũng là phương pháp mà GE Healthcare đang hướng tới. Giải pháp này sẽ cải thiện kết quả chẩn đoán, nâng cao năng suất và tối ưu thời gian, cải thiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Giải pháp chăm sóc toàn diện sẽ hỗ trợ chẩn đoán sớm bằng cách kết hợp các công nghệ chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương pháp điều trị hiệu quả và các dịch vụ hỗ trợ sau điều trị.
PVBạn đang xem bài viết Cá nhân hóa điều trị ung thư tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].