5 cách để không bị lợi dụng trong công việc

Nhân viên bị lợi dụng trong công việc, phải làm sao? Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn đối phó khi bị đồng nghiệp hoặc cấp trên lợi dụng sức lao động của mình.

Ở đời thường có 2 kiểu người: Một làm việc chăm chỉ để hoàn thành công việc, và một là những người cơ hội lợi dụng tình huống và người khác để hoàn thành công việc.

Trong môi trường công sở, bạn có thể trở thành đối tượng bị lợi dụng trong công việc.

Bạn sẽ thấy mình được giao những nhiệm vụ không thuộc lĩnh vực của mình hoặc không hề mang lại lợi ích gì cho công việc mình.

Thi thoảng bị nhờ vả có thể không sao, nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại mà bạn thậm chí còn không biết, thì đó là dấu hiệu bạn đang bị lợi dụng.

bi-loi-dung

Dưới đây là 5 điều bạn nên ghi nhớ để không bao giờ rơi vào cái bẫy bị lợi dụng trong công việc.

1. Giữ vững nguyên tắc với công việc của mình

Bạn được tuyển dụng vào một vị trí cụ thể là vì những nhiệm vụ cụ thể. Những nhiệm vụ khác không có liên quan gì tới lĩnh vực của bạn.

Khi công ty nhận ra bạn làm tốt, đôi khi họ có thể giao thêm cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn, thậm chí là những nhiệm vụ không có trong phần mô tả công việc của bạn. Đó là lúc họ đang lợi dụng khả năng của bạn. 

Do vậy, bạn nên giữ vững nguyên tắc với nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, thi thoảng - vài tháng một lần - bạn có thể làm những nhiệm vụ khác để không tỏ ra quá cứng nhắc.

Xem thêm: 9 bí quyết để trở thành một nhân viên đắt giá, sếp luôn trọng dụng, đồng nghiệp kính nể

2. Luôn báo cáo cho cấp trên của bạn

Bất kể bạn làm việc gì, dù là có ai đó nhờ bạn giúp một nhiệm vụ nhỏ trong giờ nghỉ khi sếp bạn đang vắng mặt, bạn cũng cần báo cáo cho sếp. 

Hãy luôn để cấp trên biết bạn làm những gì.

3. Đặt ra giới hạn

5 cách để không bị lợi dụng trong công việc

5 cách để không bị lợi dụng trong công việc

Bất kể ở đâu, hãy đặt ra giới hạn tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống cá nhân của bạn.

Hãy thể hiện thái độ để khi ai đó muốn nhờ bạn làm việc gì, họ phải hỏi ý kiến bạn chứ không phải là ra lệnh cho bạn.

4. Hãy lên tiếng

Hãy lên tiếng cho bản thân nếu bạn đang bị quá tải với quá nhiều nhiệm vụ.

Nếu bạn không nói gì, chắc chắn bạn sẽ bị mọi người coi nhẹ và càng đẩy cho bạn nhiều việc hơn.

Bạn không thể lúc nào cũng làm hài lòng người khác. Hãy ưu tiên bản thân lên hàng đầu.

5. Bạn có thể từ chức

Đây là một quyết định trong đại và nên được xem như là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác để giải quyết.

Đừng nghĩ rằng bạn sẽ không thể tìm được công việc ở nơi nào khác hay cuộc sống của bạn sẽ chấm dứt khi nghỉ việc.

Nếu công ty không coi trọng bạn thì hãy nhớ rằng bạn có thể đổi sang công ty khác.

Nếu bạn là một nhân viên chăm chỉ, họ cũng sẽ đánh mất một nhân viên tốt.

Những hãy chỉ coi đây là giải pháp sau chót nếu bạn cảm thấy mình đang bị lợi dụng trong công việc quá mức.

(Theo Times of India)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính