Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh đại tràng viêm loét, chảy máu
Như chúng ta đã biết, đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa. Đây là nơi hình thành và chứa phân trước khi đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Đại tràng bao gồm: Manh tràng, đại tràng phải, đại tràng góc gan, đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn.
Người bị bệnh đại tràng xuất hiện các vết viêm loét, chảy máu đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh này có thể liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch.
Trong y học, người ta gọi bệnh đại tràng có viêm loét, chảy máu thuộc nhóm viêm ruột. Ban đầu chúng chỉ khu trú tại trực tràng, tuy nhiên do không phát hiện và chữa trị kịp thời nên bệnh có thể sẽ lan dần vào trong và gây tổn thương cho toàn bộ đại tràng cùng một phần ruột non. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 15 - 30, 60 - 70.
Khi có triệu chứng viêm loét chứng tỏ bệnh đại tràng của bạn đã biến chứng sang giai đoạn nặng hơn Người bị bệnh đại tràng làm sao để phát hiện có viêm loét, chảy máu?
Tùy vào từng mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông thường các trường hợp mắc bệnh đại tràng có viêm loét, chảy máu sẽ có những triệu chứng sau:
- Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Quan sát thấy phân có kèm nhiều máu dịch nhầy, thậm chí nếu bị bệnh nặng còn xuất hiện tình trạng ra toàn nhầy, máu mà không có phân.
- Người bệnh có cảm giác đau bụng, luôn có cảm giác muốn đi đại tiện
Khi bệnh ở giai đoạn đầu người bệnh nếu không tinh ý sẽ rất dễ nhầm lẫn với bệnh lỵ. Vì thế thay vì lựa chọn đến bệnh viện, nhiều người tự ý điều trị tại nhà. Do đó mà bệnh ngày càng nặng và thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng.
Bản thân người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thường không có quá nhiều sự thay đổi về thể trạng. Tình trạng đại tiện có lẫn nhầy máu kéo dài không quá 4 ngày. Ở giai đoạn này, bệnh thường chỉ khu trú ở vùng trực tràng, đại tràng sigma mà ít khi gây tổn thương ở phần phía trên.
Nếu bệnh nặng, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau quặn, đại tiên phân có lẫn máu, đi đại tiện nhiều không dưới 6 lần. Triệu chứng đi kèm là: Sốt, giảm protein máu, bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi.... Khi thấy mình đi đại tiện quá 6 lần một ngày, đi ngoài đau rát, buốt ở hậu môn, sốt cao, bụng chướng thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, nếu quá nặng có thể gây tử vong.
Một số biến chứng của bệnh đại tràng viêm loét, chảy máu
Người mắc bệnh đại tràng viêm loét, chảy máu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng: Suy kiệt, thiếu máu, sốc do nhiễm độc hoặc thủng đại tràng...
Ngoài ra, người mắc bệnh đại tràng có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hơn: Viêm thanh mật quản, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát...
Phương pháp điều trị bệnh đại tràng bị viêm loét, chảy mu
- Người bị bệnh đại tràng bị viêm loét, chảy máu sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng. Phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp nặng gây nhiễm độc hoặc nguy cơ thủng đại tràng cao mà không thể chữa trị bằng thuốc.
- Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia hoặc cafe. Không hút thuốc lá, uống đủ nước từ 2 - 3 lít mỗi ngày.
- Trong trường hợp thấy xuất hiện triệu chứng, người bị bệnh đại tràng nên đi khám sớm để được chuẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời, tránh để bệnh nặng có thể biến chứng thành ung thư.
Xem thêm:
H.GBạn đang xem bài viết Bệnh đại tràng viêm loét, chảy máu có nguy hiểm không? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].