Bánh chưng có 2 dấu hiệu này thì nên bỏ đi, đừng tiếc kẻo nhiễm độc tố vào người

Vừa qua Tết chắc hẳn nhiều nhà vẫn đang còn bánh chưng. Nhưng nếu thấy bánh chưng có 2 dấu hiệu sau đây thì nên bỏ đi, đừng tiếc kẻo mang bệnh vào người.

Nếu thấy bánh chưng bị mốc trong phần bánh hay mốc lá bánh thì không nên ăn.

Nếu thấy bánh chưng bị mốc trong phần bánh hay mốc lá bánh thì không nên ăn.

Bánh chưng là món ăn truyền thống, đặc trưng mỗi dịp Tết Nguyên đán. Hầu như nhà nào ở miền Bắc cũng gói hoặc mua sẵn một số chiếc bánh chưng để thắp hương và ăn trong những ngày Tết.

Bánh chưng có nguyên liệu gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu, được gói bằng lá dong và luộc chín sau 8 - 10 tiếng.

Cũng như một số các loại thực phẩm khác, sau Tết, nhiều nhà vẫn chưa ăn hết bánh chưng, thậm chí có nhà qua mùng 10 Âm lịch vẫn chưa hết. Do đó, nhiều chiếc bánh có biểu hiện hỏng. 2 trong số các biểu hiện bánh hỏng là bánh chưng mốc lá và mốc một góc bánh.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần cắt phần bánh chưng mốc đi là vẫn ăn được. Tuy nhiên, theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

"Bánh chưng hay hoa quả là loại thực phẩm có tính mao mạch dẫn nên khi có một phần bị hỏng các mao mạch đã dẫn vi khuẩn sang phần lành khác, do vậy dù cắt phần hỏng nhưng thực ra phần lành cũng đã bị nhiễm nấm mốc.

Do vậy, với bánh chưng bị mốc lá hoặc bị mốc một góc thì không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra vẫn có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc.

Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng. Nếu ăn bánh chưng bị thiu, chua, mốc có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khoẻ.

Do đó, nếu bánh chưng có biểu hiện vừa bị mốc, bạn cần cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, sau đó đem bánh hấp hoặc chiên cẩn thận trước khi ăn.

Trường hợp phần mốc lan ra quá nhiều, mốc cả lá bánh bên trong nên bỏ cả bánh, bởi khi đó vi khuẩn đã xâm nhập sâu bên trong, nếu ăn sẽ dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Để bánh không bị mốc, tốt nhất bạn nên gói lượng bánh vừa đủ để ăn trong những ngày Tết. Bảo quản bánh bằng cách để nguyên lá gói và cho vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt lấy giấy nilon bao kín lại.

Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng. Bánh chưng để vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản 7-10 ngày.

Xem thêm: Cách luộc bánh chưng xanh mướt, chín rền cực ngon

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính