Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn phong tục

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn phong tục là cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất trước giai đoạn chuyển giao thời khắc.

Bài văn khấn cúng giao thừa Tết Mậu Tuất 2018 

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn phong tục:

Con kính lạy Trời, Con kính lạy mười phương chư Phật. Nay đang là giờ giao thừa chuyển tiếp năm Đinh Dậu 2017 sang năm mới Mậu Tuất 2018, tiết trời giao thoa, con người được hưởng Phúc.

Tín chủ chúng con là… (họ tên chồng), cùng phu thê… (họ tên vợ) và các con cháu trong nhà có chút lễ mọn đặt trên hương án để thành tấm kính dâng Trời.

Cúi xin Trời giáng linh về đây chiếu sáng năng lượng và chứng giám lòng thành của chúng con, phù hộ độ trì, chỉ giáo cho chúng con đường đi nước bước để cho gia đình chúng con gặp được nhiều may mắn trong năm mới này (muốn cầu gì nữa thì kể ra). Chúng con luôn biết ơn Trời.

Xin kính lạy (3 lần 3 vái).

Lưu ý: Có thể hạ lễ Trời vào cuối ngày Mồng 1 Tết. Nếu để cả 3 ngày Tết thì gió có thể làm tắt hương vòng. Vậy cứ vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày lại thay nước, thắp 1 nén hương là được.

Bài văn khấn cúng giao thừa trên ban thờ Phật:

Con kính lạy Đức Phật… (mà gia chủ đang thờ). Nay đang là giờ giao thừa chuyển tiếp năm Đinh Dậu 2017 sang năm mới Mậu Tuất 2018, Tín chủ chúng con là… (họ tên chồng), cùng phu thê… (họ tên vợ) và các con cháu trong nhà có chút lễ mọn, xin thành tấm kính dâng Đức Phật.

Chúng con xin có lời chúc mừng năm mới đến Đức Phật. Cúi xin Đức Phật hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, chỉ giáo cho chúng con đường đi nước bước để cho gia đình chúng con gặp được nhiều may mắn trong năm mới này (muốn cầu gì nữa thì kể ra).

Xin kính lạy (3 lần 3 vái).

Bài văn khấn cúng giao thừa trên ban thờ Thần linh Gia tiên:

Con lạy Chư Phật mười phương (3 vái).

Con lạy ngài Thiên quan Hành khiển năm Đinh Dậu.

Con lạy quan Thần linh Thổ công, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở.

Con lạy ông bà Tổ tiên dòng họ… Nay đã là giờ giao thừa năm Đinh Dậu 2017 chuyển sang năm mới Mậu Tuất 2018, Tín chủ chúng con là… (họ tên chồng), phu thê… (họ tên vợ) cùng con cháu trong nhà có chút lễ mọn cùng mâm cơm rượu xin thành tâm kính dâng:

- Ngài Thiên quan Hành khiển năm Đinh Dậu,

- Các vị Thần linh khu vực, Thần linh tại gia, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở,

- Ông Bà tổ tiên dòng họ. Chúng con xin có lời chúc mừng năm mới đến các Thiên quan, Tôn quan và Ông Bà tổ tiên dòng họ... Cúi xin các vị hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình chúng con.

Chúng con có quần áo giày mũ kính dâng ngài Thiên quan hành khiển năm nay và các vị Tôn quan.

Cúi xin trong năm mới này ngài Thiên quan Hành khiển, các vị Tôn thần, ông bà tổ tiên phù hộ cho chúng con, chỉ cho đường đi nước bước để được luôn luôn khỏe mạnh, bình an, con cháu làm ăn phát đạt, học hành tấn tới, gặp nhiều may mắn. (Muốn cầu gì cụ thể nữa thì kể ra).

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được chứng giám và phù hộ độ trì.

Xin kính lạy (3 lần 3 vái).

Lưu ý: Giữ hương vòng cháy liên tục 3 ngày đêm. Cuối ngày Mồng 3 Tết thì cúng hóa vàng, kết thúc việc cúng đầu năm mới. 

 

van khan cung ngoai troi tet mau tuat

Mâm cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 gồm những gì?

Lễ khấn cúng Giao thừa 30 Tết được xem là một lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt Nam, chờ đón khoảnh khắc bắt đầu một năm mới tạm biệt năm cũ gồm hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời. 

Bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn phong tục để cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất trước giai đoạn chuyển giao thời khắc. Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời Tết Mậu Tuất 2018 là việc mọi người đều phải chuẩn bị. Vậy, mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng.

Còn đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, chỉ cần hương đăng, hoa quả và trầu cau là đủ. Lưu ý khi thắp hương lên mọi người chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm hương phải ngay ngắn không được cắm nghiêng. Cúng vào giờ Tý giao thừa (23- 1h), nên cúng vào khoảng 23h15 ngày 30 Tết. Ba ngày tết thắp hương nến liên tục (dùng hương vòng). Cứ mỗi sáng lại một lần thay nước và thắp 1 nén hương cho mỗi bát hương. Sau ngày mồng 3 tết thì hoá vàng. Đến đây là hết lễ đầu năm mới.

cung-giao-thua

Lễ cúng giao thừa ngoài trời thường làm trước lễ cúng giao thừa trong nhà

Nên cúng giao thừa Tết Mậu Tuất 2018 trong nhà hay ngoài trời trước?

Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Tuy nhiên, vấn đề cúng giao thừa như thế nào, cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước không phải ai cũng biết.

Thường lệ, lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước lễ cúng giao thừa trong nhà nhằm "nghênh tân, tiễn cửu" tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

 

Xem thêm:

Nguyễn Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính