Gạo trắng
Nếu bạn mắc tiểu đường type 2, việc cắt giảm bớt gạo trắng trong khẩu phần ăn là việc nên làm. Các nhà nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard thấy rằng những người ăn nhiều hơn 5 phần gạo trắng một tuần gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Trong khi đó, những người thay thế ít nhất 3 phần gạo trắng trong khẩu phần ăn của họ bằng gạo lứt giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 16%. Lí do là vì gạo trắng có ít chất xơ hơn, đặc biệt là khi so sánh với gạo lứt, và chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết.
Mỳ gói
Mì ăn liền là loại thực phẩm hầu hết các bạn sinh viên đều ăn, là một bữa ăn nhanh gọn, tiện lợi.
Tuy nhiên, mì gói được chế biến từ tinh bột tinh chế, tinh bột tinh chế đã loại bỏ chất xơ hòa tan, từ đó khiến đường được hấp thu vào máu dễ dàng hơn. Điều này cũng khiến cho chỉ số đường huyết thực phẩm GI của chúng cao hơn so với gạo trắng.
Bánh mì trắng
Có ai sẽ nghĩ rằng thực phẩm thiết yếu hàng ngày này lại làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường? Vấn đề là cơ thể tiêu hóa các sản phẩm được làm từ bột mì đã qua chế biến một cách nhanh chóng, ví dụ như bánh mì trắng và sự tiêu hóa nhanh chóng này có thể khiến đường máu tăng cao. Các nhà nghiên cứu cũng đã thấy rằng những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám và ít ngũ cốc đã chế biến hơn – bao gồm bánh mì trắng – có ít loại mỡ cơ thể có thể gây ra bệnh tim và tiểu đường type 2 hơn.
Khang NhiBạn đang xem bài viết Bác sỹ chỉ ra 3 thực phẩm 'chết người' mà hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều cho rằng vô hại tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].