Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà Đào Hồng Lan chính thức được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế

Chiều 21/10, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chiều 21/10, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ Y tế chính thức có Bộ trưởng mới.

Bộ Y tế chính thức có Bộ trưởng mới.

Bà Đào Hồng Lan sinh năm 1971 (51 tuổi); quê quán tại xã Tam Kỳ, huyện Kim Môn (nay là huyện Kim Thành), tỉnh Hải Dương; trình độ thạc sĩ kinh tế, cao cấp lý luận chính trị.

Bà Lan từng trải qua các chức vụ: Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Phó chánh Văn phòng, Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB-XH. Từ tháng 12/2014, bà giữ chức Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH.

Đến tháng 3/2018, bà được Bộ Chính trị, Ban Bí thư luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Từ tháng 12/2019, bà là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh.

Tới tháng 9/2020, bà Đào Hồng Lan được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tới ngày 15/7/2022, bà Đào Hồng Lan được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan quan tâm sâu sắc tới các bệnh nhi.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan quan tâm sâu sắc tới các bệnh nhi.

Từ 15/7 được bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyền Bộ trưởng đã tiếp cận, sâu sát những hoạt động của ngành y tế.

Trong cuộc họp do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì về "Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững", Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã nêu rõ 14 tồn tại, hạn chế cần tập trung xử lý trong thời gian tới.

Cụ thể là tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập; tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế xảy ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế chưa bảo đảm, chưa tương xứng với quá trình đào tạo và mức độ công việc; hệ thống thể chế còn nhiều bất cập, quy định cho phép việc mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, đầu tư còn nhiều hạn chế...

Bên cạnh đó, hệ thống y tế dự phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Hình thái lây truyền HIV/AIDS có sự thay đổi trong những năm gần đây, nguồn lực đầu tư hạn chế; tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối.

Các vấn đề về tài chính y tế còn nhiều bất cập như mệnh giá bảo hiểm y tế, tự chủ bệnh viện, thanh toán bảo hiểm y tế; chính sách xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công lập còn nhiều tồn tại.... 

Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, những tồn tại, hạn chế nêu trên ngoài nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước, ảnh hưởng của những vấn đề đã tồn tại lâu dài của hệ thống y tế nhưng chưa được giải quyết triệt để và tác động của đại dịch Covid-19 còn do một số nguyên nhân chủ quan khác.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chỉ đạo để giải quyết những vướng mắc của ngành Y tế.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính