Quảng cáo dưới hình thức CPA ngày càng được ưa chuộng với các nhãn hàng về dược, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng. Vậy quảng cáo CPA là gì, cách quảng cáo và hiệu quả ra sao?
CPA là đôi khi được gọi là “Cost Per Acquisition” trong trường hợp nhà quảng cáo mong muốn đạt được mục tiêu cụ thể như là bán được sản phẩm.
Bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi có khách hàng click vào hình ảnh quảng cáo của bạn. Phụ thuộc vào ngân sách mỗi ngày của bạn dành cho hình thức quảng cáo này là bao nhiêu mà có tối đa số click vào hình ảnh của bạn. Chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn mức giá cho mỗi click là hợp lý nhất.
Ưu, nhược điểm khi quảng cáo tính phí theo CPA
- Về mặt ưu điểm đó chính là việc doanh nghiệp bạn sẽ tối ưu chi phí quảng cáo một cách tối đa nhất khi chỉ chấp nhận trả phí quảng cáo trong trường hợp người dùng thực hiện hành vi cụ thể mang lại lợi ích
- Về mặt nhược điểm đó chính là việc chi phí quảng cáo cho mỗi chuyển đổi này phải nói là khá lớn, hiện cũng không có nhiều doanh nghiệp chọn cách quảng cáo Google tính phí quảng cáo theo phương thực này
Trong các chiến dịch quảng cáo Adwords, ngoài tập trung sự quan tâm cho những từ khóa mà nó sẽ giúp quảng cáo hiển thị, tiếp cận khách hàng các bạn cũng cần xác định và loại bỏ một số từ khóa gây ảnh hưởng xấu đến quảng cáo.
Quảng cáo CPC
Theo Google, CPC là Giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.
Đây là hình thức thanh toán dựa vào số click/bấm vào quảng cáo. VD: nếu user bấm vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ mất một khoản tiền x VNĐ mỗi click.
Bạn nên chọn đấu giá CPC nếu mục tiêu của bạn là tỷ lệ chuyển đổi conversion, tức là user có hành động cụ thể với quảng cáo của bạn, bấm để vào trang web, mua sản phẩm,…
Theo thời gian quảng cáo theo CPC sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn, khi mà quảng cáo khá quen thuộc với người dùng thì số lượng click sẽ giảm xuống.
Ví dụ: Bạn đấu 5000 đ/click – khi có tầm 1000 lượt hiển thị – nếu quảng cáo của bạn đã quen với người dùng thì bạn sẽ nhận được ít click hơn ban đầu, nhưng tỷ lệ CTR sẽ cao hơn rất nhiều.
Quảng cáo CPM là gì?
Theo hướng dẫn của Google CPM là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1.000 lần hiển thị). Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1.000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
Đối với các nhà xuất bản, điều này đồng nghĩa với doanh thu trong tài khoản của bạn mỗi khi quảng cáo CPM được phục vụ cho trang của bạn.
Quảng cáo CPM cạnh tranh với quảng cáo trả cho mỗi nhấp chuột (hoặc CPC, giá mỗi nhấp chuột) trong phiên đấu giá quảng cáo của Google, do đó chỉ các quảng cáo có hiệu suất cao nhất mới được phục vụ cho các trang của khách hàng. Nhà quảng cáo cần phải đặt giá thầu CPM cao hơn quảng cáo CPC hiện tại để hiển thị.
Quảng cáo CPM có thể là quảng cáo văn bản hoặc quảng cáo hình ảnh và luôn được nhắm mục tiêu theo vị trí. Quảng cáo văn bản CPM sẽ mở rộng để chiếm toàn bộ đơn vị quảng cáo.
Ví dụ: Bạn trả cho Google CPC là 50.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1.000 clicks quảng cáo. Còn CPC tính trên lươt click. Ví dụ: Bạn trả cho Google CPC là 5.000 VNĐ thì bạn sẽ có 1 click của khách hàng vào quảng cáo của bạn.