Cuối năm là thời điểm các gia đình tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái ban thờ tổ tiên để đón năm mới. Vậy nên rút tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo và cần lưu ý điều gì?
Tỉa chân hương là việc làm quan trọng nhất, cần được thực hiện cẩn trọng và thành kính khi bao sái ban thờ.
Các chuyên gia cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời, các cụ xưa cho rằng lúc đó các Táo đi vắng cần tranh thủ bao sái ban thờ, bát hương.
Trước khi bao sái ban thờ, gia chủ nên sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ làm việc này từ hôm trước). Sau đó, lau chùi ban thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm.
Bao sái ban thờ nên làm vào cuối tháng, trước khi làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Để rút chân nhang không phạm, gia chủ thắp hương xin phép rồi tiến hành tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất, thường để lại số lẻ: 3, 5, 7, 9.
Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết).
Sau khi bao sái bàn thờ và tỉa chân hương xong, gia chủ thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.
Việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương thường được các gia đình làm vào cuối năm và nếu thấy cần thiết thì làm vào cuối tháng, trước ngày gia đình có giỗ chạp…
Ai cũng có thể bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc.
Cần giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước (nên ngâm nhiều một chút để bao sái đồ thờ cúng, thừa thì dùng chữa cảm lạnh nên không sợ lãng phí).
Trước khi bao sái ban thờ sắm đĩa hoa quả tươi đặt lên thắp hương, xin phép quan thần linh và gia tiên biết việc thời gian bao sái ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh để con cháu thực hiện công việc (nhiều gia chủ tiến hành việc này từ hôm trước).
Chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ, hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau để tránh bị lẫn lộn. Đợi hương tàn hãy bắt đầu công việc.
Lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng rượu - gừng, hoặc nước ấm, không được dùng nước lạnh. Nếu có bài vị của phật, thánh thì lau trước, sau đó đổ nước cũ, thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên.
Lau sạch ban thờ bằng nước sạch, rồi lau lại bằng rượu gừng, nước thơm.
Với bát hương, nếu tro đầy thì dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Rồi lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ, hoặc nước thơm để lau cho sạch.
Quá trình lau bát hương nếu có xê dịch chút ít thì gia chủ không nên quá lo sợ, mà hãy cứ bình tĩnh làm. Nhưng không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ.
Sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.
Lưu ý, nếu gia chủ không biết cách làm lễ nên nhờ tới những người hiểu biết về tâm linh. Trường hợp mua bát hương mới thì cần chú ý chọn bát hương phù hợp với kích cỡ bàn thờ.
Đối với phần tro, nên dùng rơm nếp để đốt lấy tro. Khi trút tro vào bát hương tuyệt đối không nên lắc, nén chặt mà phải đổ sao cho thật tự nhiên.
Tôn bát hương, thay bát hương, bốc bát hương xong thì dùng cành tre (cành hoa đã rửa sạch) nhúng vào rượu gừng rồi vẩy vào bát hương (theo dân gian là để tẩy uế cho bát hương thanh sạch).