Đoạn video cho thấy một con bạch tuộc đang thực hiện màn trốn thoát cực thú vị bằng cách vặn mở nắp lọ từ bên trong.
Con vật bám vào phần trong nắp rồi dùng xúc tu và giác hút nhẹ nhàng xoay nắp lọ và đẩy nó ra ngoài.
Một số thủy cung phải dùng khóa đặc biệt để có thể giữ sinh vật thông minh này trong bể cá do chúng có khả năng đào tẩu như vậy.
Video được ghi lại bởi Thủy cung Enoshima ở Nhật Bản và đã có hơn 3,5 triệu lượt xem trên YouTube.
Bạch tuộc thông minh cỡ nào?
- Dù não bộ của loài này chỉ cỡ cái hạt dẻ bé thôi, nhưng bạch tuộc rất thông minh.
- Chúng có thể hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp như mở nắp lọ hay định hướng trong mê cung ống
- Hai phần ba tế bào thần kinh của loài này lại ở những xúc tu chứ không phải trong não, giúp mỗi một chân (xúc tu) có thể hoạt động ”độc lập” (tự điều khiển). Do đó bạch tuộc có thể làm được nhiều việc 1 lúc (kẻ đa nhiệm).
- Đã thế lại còn khoẻ, có thể nâng 1 vật nặng gấp 14 lần trọng lượng cơ thể.
- Siêu linh hoạt, có thể tự co giãn xoắn xít sao đó để có thể luồn lách qua 1 cái lỗ nhỏ xíu đường kính chỉ vài cm.
- Là bậc thầy về cải trang! Có khả năng đổi màu và kết cấu bề mặt trong vòng “nửa nốt nhạc" (3/10 của 1 giây)
- Có nhiều con còn có thể tự hoá trang hay bắt chước thành loài động vật khác như giả dạng làm rắn biển, cá mao tiên để lừa kẻ thù.
- Ngộ nhỡ bị kẻ thù túm được, bặch tuộc có thể hi sinh bớt chân (xúc tu) đi và lại mọc lại cái khác.
- Chúng có thể tự sửa chữa hệ gen của mình: đổi mã gen để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ giảm (lạnh) hoặc làm cho mắt nhìn sáng hơn trong bóng tối.
- Nó có thể nhận diện được mặt người! Các báo cáo cho thấy chúng bày tỏ “phiền phức” với những nhân viên nào mà chúng không thích ở thuỷ cung.
- Vì sự thông mình của chúng mà ở nhiều quốc gia, bạn không được phép mổ chúng mà không gây mê.
(Theo Viet Divers)
(Theo EIC)