Mặc dù hiện tại, giá xăng dầu đã tăng lên đáng kể so với thời điểm một tháng trước đây, nhưng do nhiều nguyên nhân, sự tăng trưởng này vẫn phập phù, bất ổn.
Chốt phiên giao dịch ngày 23/5, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 0,51 USD một thùng, tương đương 1,5% còn 33,41 USD một thùng.
Giá dầu Brent giảm 0,85 USD một thùng, tương đương 2,35% còn 35,21 USD một thùng.
Có thể thấy rằng, tuy giá xăng dầu đã tăng lên đáng kể trong nhiều phiên giao dịch gần đây nhưng sự tăng trưởng này chưa ổn định do nhiều yếu tố tác động lên thị trường dầu mỏ cũng như tâm lý của các nhà đầu tư.
Trước hết về yếu tố cung - cầu, sau những thành quả tích cực mà OPEC+ đạt được sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì gần đây các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại rằng, khi giá dầu tăng lên các nước trong OPEC+ có thể sẽ không đảm bảo đúng lượng cắt giảm ban đầu. Điều này có thể khiến giá dầu thô trượt giá lần nữa.
Ngoài ra, những khúc mắc giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một tăng cao cũng khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu bị giảm đi, điều này khiến giá dầu thô bị áp lực.
Đồng thời, giá dầu thô còn đi xuống khi Trung Quốc đã không đưa ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế tiếp cho năm 2020, điều này khiến các chuyên gia lo ngại về làn sóng thứ hai của dịch Covid-19.
Về phía các nhà đầu tư, sau khi hưng phấn bởi thông tin vắc xin cho hiệu quả cao với Covid-19 thì đã tỏ ra nghi ngờ vì mọi thứ mới ở trên lý thuyết và chưa được kiểm chứng bằng thực tế.
Tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã yêu cầu Bộ trưởng nước này hết ngày 15/6 phải đưa ra kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga sau khi sản lượng bị cắt giảm theo thỏa thuận OPEC+.
Vùng 1: Xăng RON 95-IV có giá 12.330 đồng; Xăng RON 95-II,III có giá 12.230; Xăng E5 RON 92-II có giá 11.750; DO 0.05S có giá 9.850 đồng; DO 0,001S-V có giá 10.150 đồng.
Vùng 2: Xăng RON 95-IV có giá 12.570 đồng; Xăng RON 95-II,III có giá 12.470; Xăng E5 RON 92-II có giá 11.750 đồng; DO 0.05S có giá 10.040 đồng; DO 0,001S-V có giá 10.350 đồng.