Vào năm 2016, nhà sinh học phân tử người Nhật, Yoshinori Ohsumi, đã đoạt giải Nobel ở lĩnh vực Sinh lý học và Y học bởi nghiên cứu về autophagy trong nấm men.
Nghiên cứu cho thấy nhịn ăn một thời gian ngắn có tác động tích cực đến autophagy, giúp tái tạo tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.
Kết quả nghiên cứu của Yoshinori Ohsumi
Nhà sinh học phân tử người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi đã dành nhiều năm nghiên cứu cơ chế "tự ăn" của tế bào. Quá trình này có tên khoa học là autophagy (tự thực bào).
Từ "autophagy" từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp auto có nghĩa là "tự", và phagein, có nghĩa là "ăn". Như vậy, autophagy là "tự ăn uống".
Khái niệm này nổi lên từ những năm 1960 khi các nhà nghiên cứu đầu tiên quan sát thấy rằng các tế bào có thể tiêu diệt các thành phần riêng của mình bằng cách bao quanh nó trong một màng, tạo thành các túi bao và được vận chuyển đến một cơ quan tiêu hoá được gọi là lysosome. Sau đó cơ thể dùng thứ này để tái sinh tế bào.
Cơ thể của chúng ta có thể sử dụng chính nguồn protein dưới dạng các tế bào bị phá hủy và vi khuẩn. Trung bình một người hấp thụ khoảng 70 gam protein một ngày, số lượng này chưa đủ để sản sinh tế bào mới. Khi dùng "protein rác", cơ thể có đủ lượng cần thiết để nuôi dưỡng chính nó. Khi cơ thế tái tạo tự nhiên này không hoạt động thì các tế bào bị phá hủy và các thành phần bắt đầu tích tụ dần trong cơ thể, làm cơ thể không thể trung hòa tế bào ung thư và tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus nguy hiểm, khiến chúng ta mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Làm thế nào để thúc đẩy quá trình tự thực bào
Tiến sĩ Ohsumi đã sử dụng phương pháp nhịn ăn để thúc đẩy cơ thể tự phá vỡ các tế bào độc hại, loại bỏtất cả chất thải.
Khi nhịn ăn, tế bào sẽ sống lâu hơn và tạo ra. nhiều năng lượng hơn. Bên cạnh đó, nếu hạn chế lượng calo tiêu thụ, nồng độ oxit nitric trong cơ thể sẽ tăng lên - đây là phân tử giúp giải độc và trẻ hóa cơ thể.
Nhịn ăn gián đoạn, bao gồm các giai đoạn xen kẽ giữa ăn và nhịn ăn, có thể giúp cơ thể tự làm sạch.
Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm cân và tăng tốc độ trao đổi chất.
Phương pháp này có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vấn đề thần kinh, tiểu đường, cũng như giảm viêm, stress oxy hóa và huyết áp.
Có nhiều kiểu nhịn ăn, vì vậy bạn có thể chọn cách mà bạn thích hoặc phù hợp nhất với lối sống của bạn.
Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting)
Có nhiều cách để nhịn ăn gián đoạn, đơn giản chỉ cần bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định thì đã gọi là nhịn ăn gián đoạn. Sau đây là 3 cách đơn giản và thường được áp dụng:
- Phương pháp 16/8: Điều này đơn giản có nghĩa là bạn được quyền ăn bình thường 3 bữa nhưng chỉ ăn trong vòng 8 tiếng, sau đó hoàn toàn không ăn gì trong 16 tiếng còn lại.
- Phương pháp 5/2: Phương pháp này cho phép bạn ăn bình thường trong 5 ngày và chỉ ăn 1 - 2 bữa khoảng 500 - 600 calo trong 2 ngày còn lại.
- Phương pháp 24 hours Fasting: Bạn chỉ ăn 1 bữa duy nhất trong ngày.
Bỏ bữa
Nếu bạn mới bắt đầu nhịn ăn và thấy sợ, hãy bắt đầu bằng việc bỏ một bữa. Nhìn chung, chỉ nên bỏ một bữa ăn một ngày để thúc đẩy trao đổi chất và quá trình làm sạch trong cơ thể. Hãy nhớ rằng khi bạn đã bỏ một bữa thì không nên ăn quá nhiều ở bữa tiếp theo.
Nhịn ăn uống nước (water-fasting)
Đây là một phương pháp trong đó bạn sẽ giảm cân bằng cách uống nước là chủ yếu, trong một khoảng thời gian định sẵn. Bạn nên áp dụng phương pháp này trong khoảng 24-48 giờ mà thôi. Sau đó, hãy dành một ngày để nạp lại năng lượng bằng những đồ uống như nước hoa quả và sinh tố có bổ sung protein.
Trong quá trình nhịn ăn, đừng ép buộc cơ thể mình quá mức bởi nó có thể dẫn đến những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
Tham khảo: Bright Side, Mind Body Green, Blue Zones