Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết thượng nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Lễ cúng Rằm tháng Giêng theo đó cũng rất quan trọng đối với mỗi gia đình.
Rằm tháng Giêng là một trong bốn ngày rằm lớn nhất trong năm mà người Việt thường đi cúng chùa để cầu mong gia đình gặp được nhiều điều bình an, hạnh phúc và may mắn.
Vào ngày này, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Có hai dạng lễ cúng Rằm tháng Giêng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.
Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 rơi vào ngày 19/2 dương lịch nên thời gian cúng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ). Bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Không chỉ vậy, ngày Rằm hàng tháng (ngày 15 âm lịch) chính là lúc mặt trời, mặt trăng nhìn rõ, soi chiếu vào tâm hồn của mọi người. Khi đó, con người trở nên trong sạch và sáng suốt hơn.
Có được điều này đều là nhờ sự bao bọc, chở che của các vị thần và bề trên. Do vậy, ngày 15 âm lịch hàng tháng chính là dịp để gia chủ làm mâm cúng Rằm báo đáp ông ơn và tưởng nhớ tổ tiên.
Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện cuộc sống cũng như quan niệm của mỗi gia đình mà nhiều người có những thay đổi, tùy biến linh động vào việc cúng Rằm tháng Giêng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật, không cần quá cầu kỳ.
Còn đối với giờ cúng ngày Rằm tháng Giêng, theo quan niệm, tổ tiên và vị thần thường dùng bữa sớm nên theo quan niệm của người miền Bắc, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng rằm trước 18 giờ - 19 giờ tối để cúng dù là ngày 14 hay ngày 15 âm.
Nếu như cúng vào buổi sáng của ngày 15 âm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng xong trước 9 giờ - 10 giờ và tiến hành lễ cúng vào giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ).
Nhiều người tin rằng, nếu làm lễ cúng Rằm tháng Giêng vào giờ đẹp thì gia đạo sẽ được bình an, con cháu sum vầy, tài lộc sung mãn và gặp nhiều điều may mắn trong năm mới.
Theo các chuyên gia văn hóa thì đây chính là khung giờ đẹp nhất để tiến hành lễ cúng Rằm tháng Giêng và thời gian cũng phù hợp với tất cả mọi người.
Theo thông lệ, lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ cúng trước bàn thờ thần linh và tổ tiên. Mâm cúng và lễ vật cúng Rằm được đặt ở dưới bàn thờ và chuẩn bị văn khấn trước khi cúng để đọc văn khấn rằm khi cúng để tránh phạm.