Chuyên gia y tế: Học sinh đi học không cần đeo tấm kính chắn giọt bắn

Yêu cầu học sinh đeo tấm kính chắn giọt bắn đến lớp là sáng tạo của các trường, không nằm trong khuyến cáo của Bộ Y tế.

Trước thông tin phản ánh của một số phụ huynh có con đang tới trường than thở về việc trường yêu cầu các con ngồi học phải đeo cả khẩu trang lẫn tấm kính chắn giọt bắn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, dựa trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản 1398, 1467 xây dựng ra tiêu chí đánh giá nhà trường an toàn theo 15 tiêu chí và mức độ an toàn.

Trong đó có các tiêu chí cứng là giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay, khử khuẩn toàn bộ nhà trường, không tổ chức các hoạt động tập thể,… nhưng không có tiêu chí nào đeo mũ, kính chắn giọt bắn. Bộ Y tế cũng không khuyến cáo nên thực hiện việc này.

Cho nên nếu Bộ Y tế có khuyến cáo đeo khẩu trang thì nên làm, còn không thì các địa phương nên cân nhắc để đưa ra giải pháp phù hợp.

Phân tích kỹ hơn về việc học sinh có cần thiết phải sử dụng tấm kính chắn giọt bắn khi đến trường hay không, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, cộng đồng vẫn đang được khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 bằng cách đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn, thực hiện giãn cách theo quy định…

Với học sinh, không nhất thiết phải sử dụng cả 2 biện pháp là vừa đeo khẩu trang, vừa đội tấm chắn giọt bắn trong lớp học. Tốt nhất, học sinh chỉ nên đeo khẩu trang khi đi học, không cần phải đeo tấm kính chắn giọt bắn.

Bác sĩ phân tích, việc đeo tấm chắn bằng meka hoàn toàn không tốt, thậm chí ảnh hưởng tới mắt của trẻ. Sẽ gia tăng số trẻ bị cận thị.

Trẻ dễ bị khô mắt với các triệu chứng khó chịu như mỏi mắt, cảm giác giật mắt, đau nhức trong hốc mắt, nhìn mờ cả xa và gần thoáng qua…

 

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan