Phát hiện mới này khiến các nhà khoa học cực kỳ ngạc nhiên, hóa ra dưới đáy biển sâu còn rất nhiều điều kỳ bí.
Mới đây, các nhà khoa học Đại học Newcastle đã phát hiện ra 3 loài cá lạ thuộc họ nòng nọc. Chúng sống ở độ sâu khắc nghiệt dưới đáy đại dương nhưng lại 'tan chảy nhanh' khi vừa đưa lên bờ.
Trong chuyến thám hiểm quốc tế để khám phá chiều sâu của rãnh Atacama, nơi sâu nhất Thái Bình Dương các nhà khoa học đã tìm ra 3 loại cá này.
Để nghiên cứu thật kỹ, các nhà nghiên cứu đã cho máy ảnh xuống độ sâu 7.500m dưới biển. Ở nhiệt độ này, nhiệt độ trên mức đóng băng và áp suất cực cao.
Thế nhưng, bất chấp sự khắc nghiệt đó, đáy của khe nứt Atacama vẫn ngập tràn sự sống, bao gồm 3 loài cá độc lạ thuộc họ cá nòng nọc với các màu hồng, tím và xanh.
Nhà nghiên cứu Thomas Linley cho biết, những loại cá này khác hẳn với các loài cá thông thường, hơn nữa lại ở nơi khắc nghiệt nên chúng không có kẻ săn mồi hay thù địch.
Ba loài cá này không có vảy và phần cứng nhất của chúng là xương tai và răng của chúng. Giúp chúng giữ thăng bằng và tồn tại dưới đáy đại dương, nơi có áp suất cực lớn nhưng nhiệt độ lại cực thấp.
Tuy nhiên, vì kết cấu cơ thể quá hoàn hảo để thích nghi dưới biển sâu nên chúng không thể được đưa lên mặt nước.
Nhà nghiên cứu Thomas Linley cho biết thêm:“Nếu không có áp lực để hỗ trợ cơ thể của chúng thì 3 loài cá này sẽ lập tức bị tan chảy. Cơ thể chúng là cực kỳ mỏng manh và không thích hợp với điều kiện môi trường trên bờ”.
Mới đầu, khi không biết, các nhà khoa học đã đưa chúng lên bờ, nhưng kỳ lạ thay vừa đưa lên mặt nước, chúng lập tức tan chảy.
Bộ xương cá và những mảnh vụn cơ thể khác đều được bảo quản trong tình trạng tốt và hiện đang được tiến hành nghiên cứu.
Theo Lostbird