Làm cách nào để vay tín chấp tại FE CREDIT không bị lừa, không nợ xấu là quan tâm của nhiều khách hàng khi vay nợ tại công ty tài chính này.
Hiện nay, do nhu cầu về chi tiêu cá nhân ngày một tăng nhưng tình hình tài chính lại không đáp ứng ngay được nên nhiều người đã tìm đến hình thức vay tín chấp để giải quyết khó khăn trước mắt.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng sau khi vay tiền ở FE CREDIT lại tố cáo công ty này lừa đảo, xảy ra những mâu thuẫn giữa người vay và nhân viên tư vấn.
Vậy do đâu FE CREDIT lại thường xuyên bị 'điểm mặt chỉ tên' hay gắn mác lừa đảo như vậy, hãy cùng điểm ra một số nguyên nhân chính sau.
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến khách hàng cảm thấy mình bị lừa khi vay tiền tại FE CREDIT.
Thường thì khi tư vấn, nhân viên sẽ không nói rõ mức lãi suất cũng như cách tính lãi suất cụ thể cho khách hàng. Còn khách hàng do tin tưởng nhân viên và cũng chủ quan nên không đọc kỹ hợp đồng.
Tại FE CREDIT, khoản vay tín chấp sẽ có 2 cách tính lãi suất như sau:
+ Lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu
+ Lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.
Thường thì mức lãi suất trên dư nợ ban đầu thường thấp hơn so với lãi suất trên dư nợ giảm dần một chút. Ví dụ với cùng khoản vay thì lãi suất trên dư nợ giảm dần sẽ áp ở mức 47% nhưng lãi suất trên dư nợ gốc đưa ra sẽ ở mức 30%.
Tuy nhiên, khi tư vấn cho vay, nhân viên tư vấn thường có xu hướng đưa ra mức lãi suất là 30% và không nói rõ mức lãi suất này tính theo cách nào.
Còn thực tế, trong hợp đồng lãi suất là 47%. Thậm chí, nhiều khách hàng còn không đọc hợp đồng chỉ đến khi phải trả lãi cao mới xem lại thông tin hợp đồng. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến khách hàng nghĩ rằng Fe Credit lừa mình.
Khi khách hàng trả nợ trước hạn tại FE CREDIT sẽ bị tính phí phạt, mức phạt này rơi vào khoảng 2% - 5% trên số tiền trả trước của khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều nhân viên tư vấn đã không nói rõ khoản này vời khách hàng. Vì thế, khi khách hàng trả nợ trước thời hạn, tất toán hợp đồng thì lại bị phạt dẫn tới bức xúc và tranh chấp, khách hàng sẽ cảm thấy mình bị lừa.
Khi vay tín chấp tại FE CREDIT, dù trả chậm 1 ngày khách hàng cũng sẽ bị phạt. Mức lãi phạt theo quy định trong Luật tổ chức tín dụng được phép áp dụng bằng 150% lãi suất trong hạn. Vì thế, khi khách hàng trả nợ trễ hạn số tiền phạt sẽ tăng rất cao. Ví dụ lãi suất trong hạn là 47% thì lãi suất phạt chậm trả sẽ là 70,5%.
Bởi vậy, nếu nhân viên tư vấn không nói rõ ràng, khách hàng không đọc kỹ hợp đồng thì dễ xảy ra tranh chấp.
Khi đi vay, khách hàng cần cân nhắc xem có thực sự cần thiết hãy không và vay phải đúng chỗ, tránh trường hợp lãi mẹ đẻ lãi con khiến nhiều con nợ bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần không có lối ra. Mượn tiền khôn ngoan để không rơi vào cảnh túng thiếu mà cũng không phải lo sợ việc trả nợ.
Nợ tốt: Khách hàng vay một khoản nợ có thể giúp trang trải cuộc sống, tạo giá trị và có ích cho bạn hoặc gia đình, nói chung đúng mục đích và trả nợ đúng hẹn được gọi là nợ tốt.
Ngược lại, một khoản nợ không tạo ra bất kỳ lợi ích dài hạn nào, còn là gánh nặng cho người vay, trả nợ không đúng hạn là nợ xấu.
Ví dụ: Vay tiền học tiếng Anh; Mua xe máy chạy xe công nghệ... là nợ tốt. Ngược lại vay tiền để đi chơi bar/club; Cá độ... là nợ xấu.
Xem xét kỹ vì sao mình cần vay mượn
Rất nhiều người thường chi tiêu theo cảm hứng, khi gặp một món cái điện thoại mới coóng hoặc cái xe xịn để khoe bạn bè thì họ không suy nghĩ và muốn có ngay. Chính vì vậy, nếu chưa đủ tiền họ ngay lập tức đi vay để mua cho bằng được. Tuy nhiên kiểu vay này gây ra nhiều hệ lụy xấu, thậm chí có thể không có tiền trả nợ về sau.
Nghiên cứu các tổ chức cho vay
Trước khi muốn vay, khách hàng nên tham khảo qua một số công ty tài chính, tìm hiểu kỹ về thời gian trả, lãi phải trả hàng tháng cùng các loại phí chung rồi lập bảng so sánh xem sản phẩm nào hợp với khả năng tài chính của mình nhất.
Hãy nhớ, tiền trả lãi hàng tháng không quá 50% thu nhập hàng tháng. Tức là khoản nợ sẽ không thành gánh nặng không thể trả.
Có kế hoạch trả nợ rõ ràng
Bạn cần ghi rõ ngày trả lãi và trích tiền lương hàng tháng bao nhiêu để trả đúng hạn. Ngoài ra, cần cập nhật các kế hoạch chi tiêu hiện tại nếu có và liệt kệ rõ ràng các khoản chi tiêu sẽ bị cắt để đảm bảo bản thân không bị rơi vào tình trạng trả trễ, “lãi mẹ đẻ lãi con.”
Bên cạnh đó, nếu bạn có khoản nợ khác còn đang trả thì chúng ta nên ưu tiên chi trả các khoản nợ có lãi suất cao trước tiên với mục đích là “dứt điểm” càng sớm càng tốt.