Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao FE CREDIT bị tố lừa đảo khách hàng?

FE CREDIT là công ty tài chính nổi tiếng trong lĩnh vực cho vay tín chấp. Tuy nhiên, câu chuyện FE CREDIT lừa đảo khách hàng luôn khiến dư luận quan tâm.

Ngày nay, do nhu cầu về mua sắm, chi tiêu cá nhân ngày càng tăng nhanh nhưng tình hình tài chính lại không đáp ứng được ngay lập tức nên nhiều người tìm đến phương án vay tín chấp.

Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng sau khi vay tiền tại FE CREDIT đã tố cáo công ty này lừa đảo với lãi suất cao 'cắt cổ'. Thông tin này đã gây hoang mang trong dư luận, nhất là những người đang có ý định vay cũng làm liên lụy nhiều tới các tổ chức cho vay tài chính khác.

Vậy sự thật phía sau câu chuyện này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu.

Vì sao FE CREDIT bị tố lừa đảo khách hàng? 0

Hình thức vay tín chấp tại FE CREDIT là gì?

Trước tiên, cần hiểu rõ về hình thức vay tín chấp tại FE CREDIT.

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản mà dựa vào hoàn toàn uy tín của cá nhân về khả năng trả nợ để phục vụ cho mục đích cá nhân như mua xe, mua điện thoại, vay tiền mặt...

Các khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 đến 500 triệu và thời gian vay từ 12 tháng cho đến 60 tháng.

Do hình thức vay tín chấp không cầm cố tài sản nên lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với hình thức vay thế chấp, thường áp dụng cho các khoản vay vừa và nhỏ.

Lãi suất của vay tín chấp sẽ dựa trên quy định, thỏa thuận của khách hàng và tổ chức cho vay. Lãi suất sẽ được chia theo các mức dao động như sau: Lãi suất từ 20%-25%/năm là cao, trên 30%/năm là khá cao, trên 40%/năm là rất cao và từ 50% là lãi 'cắt cổ', cá biệt nếu lãi suất từ 70% - 80% thì đây được coi là tín dụng đen.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã xác thực quy trình, thủ tục, lãi suất cho vay tại FE CREDIT đều đúng quy định pháp luật, nhưng vì sao FE CREDIT lại luôn bị tố lừa đào?

3 nguyên nhân FE CREDIT bị tố lừa đảo khách hàng

Khách hàng không nắm rõ cách tính lãi suất

Nguyên nhân này bắt nguồn từ cả hai phía, nhân viên tư vấn của FE CREDIT và khách hàng. Có thể là do nhân viện bị áp lực chỉ tiêu nên đã không nói rõ mức lãi suất cũng như cách tính lãi suất cho khách hàng, từ đó phát sinh hệ lụy về sau. Còn khách hàng tới vay thì cũng không đọc kỹ hợp đồng trước khi vay vốn.

Khoản vay tín chấp tại FE CREDIT có hai cách tính lãi suất:

+ Lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu

+ Lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.

Thường thì mức lãi suất trên dư nợ ban đầu thường thấp hơn so với lãi suất trên dư nợ giảm dần. Ví dụ với cùng khoản vay thì lãi suất trên dư nợ giảm dần sẽ áp ở mức 47% nhưng lãi suất trên dư nợ gốc đưa ra sẽ ở mức 30%. Nhân viên tư vấn thường có xu hướng đưa ra mức lãi suất là 30% và không nói rõ mức lãi suất này tính theo cách nào.

Khi khách hàng ký hợp đòng thì sẽ thấy lãi suất trong hợp đồng là 47%. Thậm chí, nhiều  khách hàng còn không đọc hợp đồng chỉ đến khi phải trả lãi cao mới xem lại thông tin hợp đồng. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến khách hàng nghĩ rằng Fe Credit lừa mình.

Tuy nhiên, trên thực tế dù mức lãi suất nghe có vẻ chênh nhau nhưng số lãi tính ra cũng ngang ngửa nhau. Chỉ cần khách hàng đọc kỹ hợp đồng là có thể hiểu bản chất của hai cách tính lãi và nhân viên tư vấn đúng đủ ngay từ đầu thì sẽ không dẫn đến hiểu lầm như trên.

Tìm hiểu ví dụ cụ thể sau:

Vì sao FE CREDIT bị tố lừa đảo khách hàng? 1

Qua ví dụ trên, có thể thấy số tiền lãi phải trả theo cách tính lãi suất trên dư nợ ban đầu sẽ cao hơn khoảng hơn 1 triệu so với lãi suất trên dư nợ giảm dần.  Mặc dù dù lãi suất 3,92% cao hơn nhưng số lãi phải trả sẽ thấp hơn mức lãi suất 2,5% trên dư nợ ban đầu.

Khách hàng trả nợ trước hạn và bị tính phí phạt

Ở điểm này, không riêng FE CREDIT mà cả ngân hàng cũng thường tính phí phạt khi khách hàng trả nợ trước hạn. Mức phí phạt này sẽ giao động từ 2% - 5% trên số tiền trả trước của khách hàng.

Tuy nhiên có thể trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn chỉ trả lời khách hàng được phép thanh toán trước hạn nhưng lại không nói về khoản phí phạt này. Điều này cũng dẫn tới bức xúc cho khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy mình bị lừa.

Khách hàng không nắm được các khoản phí, lãi khi trả trễ hạn

Khi vay tín chấp tại FE CREDUT, dù khách hàng chỉ trả trễ 1 ngày cũng sẽ bị tính phí và lãi phạt rất cao. Mức lãi phạt theo quy định trong Luật tổ chức tín dụng được phép áp dụng bằng 150% lãi suất trong hạn. Chính vì thế, khi khách hàng trả nợ trễ hạn số tiền phạt sẽ tăng rất cao. Ví dụ lãi suất trong hạn là 47% thì lãi suất phạt chậm trả sẽ là 70,5%.

Nếu nhân viên tư vấn không nói cụ thể, khách hàng không đọc kỹ hợp đồng thì khi xảy ra tình huống này thì khách hàng sẽ cảm thấy FE CREDIT đang tìm cách 'lừa' tiền của họ.

Một số lưu ý khi vay tiền FE CREDIT để tránh bị lừa đảo

Đọc kỹ hợp đồng

Đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng, dù bạn làm bất cứ việc gì thì phải đọc thật kỹ hợp đồng. Kể cả vay online trên app của Fe hay vay tiền tại các điểm giao dịch thì nguyên tắc đầu tiền là đọc kỹ hợp đồng trước khi ký tên vay vốn.

Đừng tin hoàn toàn vào tư vấn của nhân viên, bởi mục đích của họ là doanh số, miễn sao khách hàng vay tiền, mở thẻ.

Hãy nhớ rằng, mọi quyền lợi, nghĩa vụ thực tế của bạn là nằm trên giấy trắng mực đen. Ngay cả khi bạn cảm thấy bất lợi thì bạn vẫn có thể từ chối vay.

Năm rõ các khoản phí, lãi phạt...

Cần tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất, phí phạt trả chậm hoặc trả trước thời hạn...

Không để lộ thông tin cá nhân

Bạn tuyệt đối không đưa thông tin cá nhân của mình như ảnh chụp Chứng minh thư, hộ khẩu... lên mạng hay cho người khác mượn tranh bị kẻ gian sử dụng thông tin này để vay vốn giả mạo dưới tên bạn.

T.T/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO