Thời tiết ở cả hai miền đã và đang bước vào mùa mưa. Thời điểm này, các gia đình lại bắt đầu sửa sang và gia cố nhà cửa để chống thấm, ngăn chặn tác động của mưa gió đến kết cấu và thẩm mỹ của không gian sống.
Thông thường, sơn chống thấm là phương án đầu tiên được nghĩ đến, song, còn nhiều yếu tố khác quyết định hiệu quả chống thấm cao và lâu dài hay không. Dưới đây, chuyên gia từ Dulux chia sẻ một số lưu ý cơ bản nhưng rất quan trọng để đảm bảo bảo vệ công trình tối đa trước tác động của nước mưa.
Sử dụng vật liệu chống thấm đúng cách
Để chống thấm, sơn là chưa đủ. Cần thiết hơn là chất chống thấm, vật liệu được sử dụng ngay từ khi xây nhà giúp lớp sơn được bền màu, không bị bong tróc phai màu & ngăn nước thấm sâu vào trong tường.
Cách sử dụng chất chống thấm này cũng rất đơn giản: chỉ cần vệ sinh bề mặt, loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa, sau đó phủ 2-3 lớp chất chống thấm, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Tiếp theo, đợi lớp cuối khô 4 ngày trước khi thi công sơn.
Nếu ngôi nhà chưa được xử lý chống thấm từ đầu bằng chất chống thấm, khi sửa sang, bạn nên cân nhắc đến việc bổ sung trước khi sơn lại. Đáng chú ý, mỗi công trình có những điều kiện khác nhau nên cách xử lý và thi công có thể có sự khác biệt. Để đảm bảo thi công đúng cách, các gia đình nên xin tư vấn từ các nhà thầu chuyên nghiệp đã được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm.
Chuyên gia từ Dulux cho biết, các nhà thầu của Dulux trước khi chính thức được tư vấn cho khách hàng đều phải trải qua các khóa đào tạo và kiểm tra về sơn, màu sắc và cách thi công sơn trong các điều kiện cụ thể. Mới đây nhất, nhà thầu của Dulux cũng trải qua kỳ huấn luyện giúp cập nhật nhiều kiến thức và kỹ năng, trong đó có kiến thức và kỹ năng về các sản phẩm chống thấm.
Theo đại diện từ Dulux, đây là chương trình đào tạo toàn diện và tăng cường, được tổ chức online hoàn toàn để hỗ trợ các nhà thầu tối đa. Sau khóa đào tạo, các nhà thầu đều chứng minh được kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng tư vấn tốt nhất cho khách hàng.
Độ khô trước khi sơn
Thông thường, tường phải khô đủ độ thì sơn mới hiệu quả. Độ ẩm tiêu chuẩn của tường khi bắt đầu sơn thường là dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter. Trong trường hợp không có máy đo độ ẩm, thời gian chờ khô thường là 21-28 ngày.
Nếu sửa nhà vào thời điểm này, các gia đình cần lưu ý những cơn mưa bất chợt làm gián đoạn quá trình khô và khiến nước thấm nhanh vào công trình. Để ngăn nước mưa hắt vào tường đang thi công, bạn nên dùng bạt hoặc nylon có kích thước lớn để che chắn kỹ phần tường ngoại thất. Khi dùng để che phủ, các góc của tấm bạt hoặc nylon phải được cố định để nước mưa không thể tạt vào cũng như các tấm che không bị gió lớn thổi bay.
Việc che chắn nên được thực hiện trước khi sơn và duy trì đến lúc hoàn tất việc sơn sửa khi lớp sơn sau cùng đã khô. Việc này cũng giúp đảm bảo quá trình thi công thuận lợi, liên tục và dễ dàng hơn, tránh cho các dụng cụ, sơn bị mưa ướt làm hỏng hóc.
Bên cạnh đó, thay vì chờ các bức tường tự khô, bạn có thể chủ động dùng quạt máy để thổi khô bức tường.
Vệ sinh kỹ bề mặt tường
Trước khi thi công sơn, bề mặt cần phải được làm sạch. Bạn cần phải sử dụng các dụng cụ thi công bề mặt thô, dùng máy mài hoặc máy chà nhám để loại bỏ mặt vụn xi măng bám dính trên mặt nền.
Nếu không có dụng cụ chuyên dụng, bạn có thể chà sạch bụi hay nấm mốc với chất tẩy gia dụng thông thường rồi dùng dao cạo sạch lớp sơn cũ bong tróc, trám các lỗ hổng và khe nứt bằng chất trám trét chuyển dụng.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng thời điểm này đã bắt đầu có mưa, độ ẩm cao dễ gây các mảng nấm mốc, ố vàng trên tường. Những dấu vết này cần được kiểm tra và loại bỏ kỹ lưỡng trước khi sơn.