Bà bầu thường học theo các kinh nghiệm dân gian như ăn nhiều trứng gà, trứng ngỗng, uống nước dừa, nước mía để cho bé 'đẹp từ trong trứng'. Tuy vậy, không phải kinh nghiệm dân gian nào cũng chuẩn. Vậy, bà bầu có được uống nước dừa không?
Nước dừa không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có chứa gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể gồm nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nước dừa thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.
Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là "nước khoáng thực vật" vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày. Nước dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất.
Bà bầu thường học theo các kinh nghiệm dân gian như ăn nhiều trứng gà, trứng ngỗng, uống nước dừa, nước mía để cho bé "đẹp từ trong trứng". Tuy vậy, không phải kinh nghiệm dân gian nào cũng chuẩn. Vậy, bà bầu có được uống nước dừa không?
Do nước dừa có tính hàn, trong khi với các bà bầu 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp, khi uống nước dừa sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi thậm chí bị rối loạn gây tác động xấu đến thai kỳ. Vì vậy, bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất không nên uống nước dừa.
Sau 3 tháng đầu, bà bầu có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, bà bầu không nên uống quá nhiều nước dừa và không nên uống buổi tối.
Bà bầu có được uống nước dừa không là câu hỏi chị em mang thai thường gặp
Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.
Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin,có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.
Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
Bà bầu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước dừa có thể dùng, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và đánh giá có lợi nhất cho sự an toàn của mẹ và thai nhi. Thông thường mỗi ngày, bạn cần uống khoảng 2l nước và có không ít bà bầu lại sử dụng nước dừa thay nước. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt.
Cách uống nước cũng quan trọng không kém, nên uống từ từ chứ không uống hết cả cốc nước một lúc. Bản chất nước dừa có tính hàn, vì vậy bà bầu không nên uống nước dừa cùng với đá.
Bà bầu uống nước dừa có thể uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.
Thạch dừa tự làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ cho bà bầu.
Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...