Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ngoài đứng vị trí “kẻ giết người số 1”, 66% số bệnh nhân gặp biến chứng liệt nửa người, mù loà, suy thận, phải cắt cụt chân, sa sút trí tuệ và biến đổi nhân cách vì bệnh không lây nhiễm hoặc rối loạn sức khoẻ.
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tăng huyết áp và đái tháo đường là hai nguyên nhân quan trọng của bệnh tim mạch, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam, chịu trách nhiệm cho 30% số ca tử vong ở Việt Nam hàng năm. Riêng năm 2012, Việt Nam có đến 520.000 ca tử vong, trong số đó, 73% tử vong do bệnh , 33% tử vong do bệnh tim mạch.
Ông Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý kể trên bao gồm hút thuốc, uống rượu bia, ăn ít rau, ăn nhiều muối cũng như thiếu hoạt động thể lực chiếm tỉ lệ cao. Trong số đó, phải nhấn mạnh, mức độ sử dụng muối chính là yếu tố quan trọng gây ra các bệnh lý không lây nhiễm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mức độ sử dụng muối trung bình cao gần gấp 2 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bên cạnh đó, các yếu tố như thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều đáng nói, dù gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng cộng đồng nhưng ý thức, nhận thức về bệnh chưa nhiều rõ rệt. Số liệu điều tra cho thấy, có một khoảng trống rất lớn với bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường ở người Việt.
“Quá nửa bệnh nhân tăng huyết áp không biết tình trạng huyết áp của họ. 2/3 bệnh nhân đái tháo đường không biết tình trạng đường huyết của họ. Chỉ có 12% bệnh nhân tăng huyết áp và ít hơn 30% bệnh nhân đái tháo đường nhận được dịch vụ quản lý bệnh tại các cơ sở y tế”, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam chia sẻ.
Để xảy ra tình trạng đó phải kể đến nguyên nhân, các bệnh lý không lây nhiễm chủ yếu được chẩn đoán, điều trị tại tuyến trên và các tuyến y tế cơ sở chưa thể quản lý các bệnh này. Một phần, do ngành y tế còn thiếu cơ chế, chính sách về tài chính, BHYT hỗ trợ chơ việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, trong cộng đồng cũng như năng lực nhân lực tại tuyến y tế cơ sở còn nhiều hạn chế.
Để giải quyết vấn nạn bệnh tật không lây nhiễm, các đại diện ngành y tế đều cho rằng cần thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong người dân. Trước tiên, để người dân nhận thức thực hiện lối sống lành mạnh, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc, rượu bia và ăn ít muối. Song, mọi người cũng nên có nhận thức đo huyết áp, đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng như quản lý tốt bệnh tật.
Bên cạnh đó, cần điều chỉnh các cơ chế, chính sách cho phù hợp, đặc biệt, phổ biến hơn nữa năng lực, nhân lực của y tế cơ sở để tiến tới quản lý bệnh không lây nhiễm ngay tại trạm y tế xã.