Bề mặt tường là yếu tố thẩm mỹ quan trọng đầu tiên của một ngôi nhà. Nếu lớp sơn trên bề mặt tường gặp những sự cố không mong muốn như bị rạn nứt chân chim thì dù có đầu tư chăm chút các chi tiết khác thế nào, ngôi nhà cũng không thể đẹp như ý muốn.
Đặc biệt, khi thời tiết ẩm ướt, hơi nước thấm sâu vào các vết rạn sơn, gây bong tróc, loang lổ và nấm mốc. Vậy làm thế nào để ngôi nhà tâm huyết của chúng ta tránh được tình trạng này, giữ được vẻ đẹp bền lâu?
Nguyên nhân rạn nứt màng sơn
Trước tiên, cần phải hiểu rõ vì sao xảy ra sự cố rạn nứt màng sơn. Nguyên nhân phổ biến thứ nhất là nứt kết cấu xây dựng đối với những công trình mới kém chất lượng, sau một thời gian tường bị nứt khiến màng sơn phủ cũng bị nứt theo. Nguyên nhân phổ biến thứ hai là do quá trình thi công sơn chưa đúng cách.
Các nhà thầu chuyên nghiệp đều hiểu rõ một đặc điểm vô cùng quan trọng khi làm ngành xây dựng tại Việt Nam: thời tiết nóng ẩm đặc thù. Do đó, thi công bất cứ phần nào cũng cần có sự tính toán cho phù hợp. Thời tiết nóng ẩm khiến phần tường của công trình có độ co giãn nhất định, vì thế phần sơn cũng phải có sự co giãn tương thích thì mới không xảy ra hiện tượng màng sơn bị rạn nứt. Nhà thầu phụ trách cần có kiến thức và kinh nghiệm thực tế với vấn đề này thì khi thi công phần sơn mới đạt kết quả tốt nhất.
Theo anh Văn Thanh - một nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp trong phân khúc nhà phố tại TP.Hồ Chí Minh - có 4 nguyên nhân thi công không đúng cách phổ biến nhất khiến ngôi nhà bị rạn nứt màng sơn sau một thời gian sử dụng. Đầu tiên là phần chọn sơn, nếu người chọn sơn không có nhiều kiến thức mảng này và không có kinh nghiệm thì có thể sẽ chọn nhầm sơn lót và sơn phủ không tương thích. Ví dụ lớp sơn lót tốt thường có độ co giãn nếu kết hợp với lớp sơn phủ có độ co giãn ít hơn khi gặp thời tiết nóng sẽ nhanh chóng gây nên vết rạn nứt. Nguyên nhân thứ hai nằm ở phần pha sơn lót, tỷ lệ pha phải chuẩn xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất, quá loãng hay quá đặc đều có thể ảnh hưởng đến độ co giãn của sơn.
Đồng thời, màng sơn thực tế được thi công quá dày so với khuyến nghị từ nhà sản xuất cũng là một nguyên nhân khác gây ra rạn nứt. Ngoài ra, khoảng thời gian chờ giữa lớp sơn lót và sơn phủ cũng rất quan trọng. Phải đúng và đủ thời gian quy định, không quá hấp tấp khi sơn lót còn ẩm, cũng không được để sơn lót khô quá lâu sẽ làm giảm độ bám dính của sơn phủ gây nên tình trạng màng sơn bị rạn nứt.
Để lớp sơn luôn bền đẹp cùng thời gian
“Tốt nhất là thuyết phục chủ nhà đồng ý chọn loại sơn uy tín mà nhà thầu đã quen thi công trong nhiều công trình. Riêng tôi rất thường xuyên đề xuất khách hàng chọn Dulux cho toàn bộ phần sơn của ngôi nhà. Vì trong kinh nghiệm thi công hơn 10 năm nay, tôi rất hài lòng về chất lượng của Dulux. Không chỉ phát triển từng sản phẩm chất lượng tốt mà Dulux còn tính toán để các sản phẩm có độ tương thích và hỗ trợ cho nhau vừa vặn từ ưu điểm co giãn tốt, giúp che lấp các vệt nứt nhỏ, tới khả năng chống rạn nứt, chống thấm vượt trội. Nên cứ công trình nào được chọn Dulux là tôi yên tâm, chưa bao giờ có những sự cố kiểu như rạn nứt màng sơn xảy ra cả!”, anh Văn Thanh chia sẻ.
Không chỉ Dulux, những thương hiệu sơn uy tín đều có đề xuất cho khách hàng sử dụng kết hợp các sản phẩm sơn lót và sơn phủ tương thích nhất. Đây là kết quả của sự nghiên cứu để hệ thống sản phẩm được phát triển tối ưu hóa các điểm mạnh và hạn chế thấp nhất xảy ra sự cố không mong muốn. Vì vậy khi chọn sơn, gia chủ nên cân nhắc chọn các loại sơn theo gợi ý từ nhà sản xuất có tên tuổi.
Bên cạnh đó, khi thi công cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để pha sơn theo tỉ lệ thích hợp nhất. Ví dụ cụ thể, Dulux thường khuyến nghị tỉ lệ pha loãng lớp sơn lót và lớp sơn phủ thứ nhất là 10%, còn lớp sơn phủ thứ hai có thể pha loãng ít hơn. Để ngôi nhà giữ được lớp sơn hoàn mỹ, bền đẹp cùng thời gian, cũng cần tuân thủ tuyệt đối quy định về thời gian chờ giữa các lớp sơn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tối ưu là 2 tiếng ở nhiệt độ bình thường 300C và độ ẩm môi trường 80%.