Một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu - quần đảo Maldives - bị đe dọa nghiêm trong bởi mực nước biển đang ngày một dâng lên Điều này được minh họa qua cuốn sách "Over-development, Overpopulation, Overshoot" (Phát triển quá mức, bùng nổ dân số và quá tải), một dự án vào năm 2015 của chiến dịch "Toàn cầu lên tiếng" vì môi trường.
Cuốn sách cho thấy những vấn đề nhức nhối mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt, nhưng nhiều người vẫn cố tránh né.
Cuốn sách tập hợp những hình ảnh gây shock khiến chúng ta phải suy ngẫm từ các nhiếp ảnh gia khắp nơi trên thế giới.
Những hình ảnh này có thể sẽ khiến bạn phải nhìn thế giới theo một góc độ khác.
Hệ thống tưới trục trung tâm - một hệ thống để tưới phun tự động cho cây trồng - được lắp đặt dày đặc tại vùng Tây Kansas, Mỹ. Phần lớn hệ thống này chạy bằng động cơ điện. Các khu trồng trọt cũng được quy hoạch theo hình tròn để thuận tiện cho hệ thống này. Số lượng container chở hàng khổng lồ tại cảng biển ở Singapore - cảng biển tập nập nhất thế giới - cho thấy nhu cầu hàng hóa của con người tăng kinh khủng như thế nào. Những chiếc xe tải khổng lồ phục vụ khai thác hắc ín ở Alberta, Canada, một trong những mỏ khai thác lớn nhất trên thé giới. Con người đang khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản trên Trái Đất. Khu vực Athabasca Oil Sands là một trong những nơi tập trung chất thải độc hại lớn nhất Trái Đất. Người bản địa ở hạ nguồn sông Athabasca luôn phải lo sợ bị nhiễm các chất độc hại ngấm vào chuỗi thức ăn tự nhiên. Không có chỗ cho tự nhiên. Đây là những cánh đồng ở Trung Quốc. Thiếu đất phù hợp để canh tác nên con người khai thác triệt để những mảnh đất màu mỡ. Mỏ kim cương lớn nhất thế giới là mỏ Mir tại Nga. Mỏ kim cương này đang bị khai thác cạn kiệt. Sâu 524m và đường kính 1.188m, đây là mỏ khai thác lớn thứ hai thế giới. Đồi núi trọc trên đảo Vancouver. Các khu rừng nguyên sinh đang biến mất với tốc độ rất nhanh, và tỉ lệ xuống cấp cao nhất là ở Canada. Hình ảnh khai thác dầu mỏ trên sông Kern, California là một dấu hiệu khác cho thấy coi người đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đàn gia súc đang ăn cỏ bên cạnh cảnh đốt rừng ở Amazon. Từ năm 1978, gần 750 ngàn km2 rừng Amazon ở Brazil, Peru, Colombia, Bolivia, Venezuela, Suriname, Guyana, và French Guiana đã bị tàn phá do lối sống du mục của con người.
Khu trung tâm tại Barcelona, Tây Ban Nha có hơn 5 triệu người sinh sống, mật độ dân số 16.000 người trên một dặm vuông (2,59km2). Đây là một trong những nơi có một độ dân số cao nhất thế giới. Khu rừng già xinh đẹp trong khu vực rừng quốc gia Willamette ở Oregon giờ chỉ còn là những gốc cây chết. Những lò gạch giữa bãi rác khổng lồ ở Bangladesh. Mỗi ngày có 3.500 tấn rác được thải ra ở Dhaka (thủ đô Bangladesh) và chỉ nửa số đó được thu gom. Hàng dài lốp xe cũ chất đống trong một bãi rác hoang vắng ở Nevada. Trước đây mảnh đất này được dùng làm khu vực vui chơi, cho đến năm 2006 nó trở thành nơi tập kết những đồ dùng con người không cần đến nữa. Bức ảnh chụp từ trên cao thủ đô New Delhi của Ấn Độ, với mật độ dân số 30.000 người trên một dặm vuông. Đây là khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Ở cả Bắc Cực và Nam Cực, băng đang tan chảy tạo thành những dòng sông băng khổng lồ. Thảm họa sóng thần năm 2011 ở Nhật gây ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Sóng thần cũng phá hủy các cơ sở hạ tầng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có cơ sở ở Tokyo trong ảnh. Chiếc tàu đánh cá dài 120m kéo theo một chiếc lưới khổng lồ chứa đầy cá trở về bờ biển Mauritania. Nhu cầu thịt cá của con người ngày càng tăng cao khiến việc khai thác đạt mức kỷ lục vài năm trở lại đây. Một vận động viên lướt ván đang trổ tài dưới con sóng cuốn theo toàn rác tại vùng biển Java, Indonesia, vùng biển đông dân nhất thế giới. Nhiều khu vực trên thế giới có rất ít hoặc không có hạ tầng thu gom rác thải, do đó cư dân xả rác ra đường hoặc xuống nước, cuối cùng rác thải đều đổ ra biển. Bức ảnh chụp từ trên cao khu vực ngoại ô Miami, Florida. Có tới 13 sân gold được xây dựng, khu vực này cạn kiệt nguồn nước và không có cây xanh tự nhiên. Mạng lưới giao thông hàng không toàn cầu dày đặc, đặc biệt là hàng không thương mại, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, phát thải khí nhà kính. Trong hình bạn có thể thấy những vệt khói sau máy bay chồng chéo, dày đặc trên bầu trời London, ngay trên dòng sống Thames. (Theo BI)
Trang Đặng/giadinhmoi.vn