Những kỹ năng đối nhân xử thế này chắc chắn sẽ là hành trang vững chắc giúp bạn trưởng thành hơn, không những thế còn khiến bạn luôn được yêu mến, làm gì cũng thuận lợi.
Dưới đây là 13 điều bạn nên ghi nhớ để luôn được lòng người khác!
Luôn nở nụ cười
Nụ cười chính là thứ đơn giản nhất mà bạn có thể làm được. Nếu bạn vui vẻ, tươi cười, sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người đối diện. Họ sẽ thấy bạn thật dễ mến và luôn thành công. Nếu bạn cười sẽ nhận được những nụ cười đáp lại.
Còn nếu bạn luôn cau có, thế giới của bạn sẽ tẻ nhạt vô cùng, bởi chẳng có ai muốn làm bạn với kẻ thường xuyên u sầu, cáu bẳn, đúng không nào?
Tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác không những thể hiện qua sự lễ phép mà còn từ sự cảm thông, kính trọng.
Tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. Một người muốn có được sự tôn trọng từ người khác, thì trước hết cần biết bày tỏ sự tôn trọng tới họ. Người biết tôn trọng người khác sẽ được mọi người yêu mến.
Thông qua người khác nói lời khen
Nếu đối phương nghe trực tiếp lời khen từ bạn họ có thể bán tin bán nghi rằng không biết bạn có thật lòng hay không. Nhưng nếu họ nghe lời khen của bạn từ một người khác, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy rất vui, đồng thời làm tăng niềm tự hào về bản thân của họ.
Ngược lại, nếu có gì cần góp ý, thì bạn lại nên nói thẳng với người đó, đừng thông qua ai khác kẻo mang tiếng là kẻ nói xấu sau lưng.
Tìm sự đồng điệu
Sự đồng điệu ở đây không phải là giống nhau trên mọi phương diện mà là sự thấu hiểu, sự phù hợp dù là những điều nhỏ nhặt. Không cần phải “hợp gu” như tri kỷ, cũng không quá thân thiết như bạn thân, chỉ là hãy tìm điểm chung giữa mình và mọi người để sống hoà hợp và thoải mái hơn trong các môi trường khác nhau. Đây là điều bạn nên ghi nhớ, chỉ khi con người ta có sự đồng điệu trong tâm hồn thì tương tác mới có thể diễn ra.
Lời khách sáo nên dùng đúng lúc
Lời khách sáo được dùng để bày tỏ sự cảm kích, biết ơn của bạn khi được giúp đỡ. Tuy nhiên nó cũng cần được dùng đúng lúc, đúng chuẩn mực.
Ví dụ, nếu người nào đó giúp bạn một việc nhỏ, bạn chỉ cần nói cảm ơn, hoặc "Ngại quá, phiền đến bạn rồi" là đủ. Còn những câu nói kiểu như “Tôi chỉ là kẻ tài hèn sức mọn, mong được anh chỉ giáo nhiều hơn”… nghe rất khách sáo, thiếu tình cảm như thế thì không nên dùng.
Đừng than thân trách phận
Việc bạn suốt ngày rên rỉ, chán nản, phiền não trước mặt người khác chỉ khiến người ta thêm chán ghét bạn mà thôi.
Hãy nhớ không ai muốn kết thân với một người suốt ngày ủ dột, chán nản cả, bởi họ rất sợ bị ảnh hưởng tâm trạng bởi nguồn năng lượng tiêu cực mà bạn mang lại cả.
Đối diện với lời khen của người khác, hãy học cách nói cảm ơn là đủ
Thông thường, khi được người khác khen ngợi, phần lớn sẽ trả lời là: "Tôi bình thường thôi" hoặc "tàm tạm", có khi cười trừ bỏ qua. Thay vì như thế, bạn hãy thẳng thắn tiếp nhận và nói lời cảm ơn đối phương. Chẳng phải như thế đôi bên sẽ vui vẻ và dễ nói chuyện hơn hay sao?
Lời phê bình cũng cần nhìn vào mối quan hệ
Lời khuyên đôi khi chưa hẳn đã dễ nghe, dù bạn có ý tốt muốn xây dựng. Bởi đối phương có thể cảm kích thậm chí hiểu lầm ý tốt của bạn, họ thậm chí cho rằng bạn chê bai họ.
Vì thế, đừng tùy tiện phê bình hay góp ý với ai nếu mối quan hệ giữa hai bạn không đủ thân thiết hay tin tưởng. Ngoài ra có một cách nói dễ dàng để người khác tiếp nhận hơn đó là: “Về vấn đề của bạn, tôi có cách nghĩ như thế này, tôi chia sẻ để bạn thử nghe xem sao”.
Hơn nữa, hãy chú ý đến thời gian và địa điểm, nên lựa lúc người đó vui vẻ hãy góp ý, đừng dại dột mà phê phán họ ngay khi mới thứ Hai đầu tháng hoặc lúc họ đang căng thẳng, mệt mỏi.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên phê bình họ khi có mặt người thứ 3, chuyện này càng riêng tư càng tốt.
Không hiểu thì đừng giả vờ hiểu
Nếu bạn không hiểu chủ đề trong cuộc nói chuyện, không hiểu đối phương đang nói gì thì tốt nhất nên hỏi lại cho rõ. Đừng vờ vịt cố tình hiểu, nhiều khi nói sai là bạn đang tự làm mình khó xử.
Đừng cố uốn ắn người khác
Đừng nên quá soi mói hay chấp nhặt, đừng sửa chữa cách phát âm, ngữ pháp hay bắt bẻ việc làm của người khác. Điều này sẽ khiến bạn trở nên khó tính, khó ưa, thích thể hiện bản thân.
Nắm được nguyên tắc 1 giây
Sau khi nghe người khác nói chuyện xong, trước khi trả lời họ hãy ngừng lại một phút để biểu thị bạn vừa lắng nghe rất chi tiết câu chuyện của họ. Nếu bạn lập tức nói luôn sẽ dễ làm đối phương cảm nhận bạn không muốn nghe họ nói chuyện và đang cố ý tìm cách cắt ngang câu chuyện của họ.
Hãy ghi nhớ tên của họ
Việc ghi nhớ tên của đối phương giúp bạn ghi điểm rất tốt trong mắt người khác.
Điều này sẽ thể hiện bạn là người biết chú ý, tôn trọng người khác. Nhớ và gọi tên họ là cách ngọt ngào nhất giúp bạn được người khác ghi nhận.
Học cách xin lỗi
Trên đời này, không có ai là không bao giờ mắc sai lầm. Quan trọng là bạn học được cách xin lỗi và sửa chữa sai lầm đó. Đừng dại dột nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn không biết các cư xử và không muốn làm ăn chung.