9 hiểu sai về hoa quả khiến bạn ăn bao nhiêu cũng không có ích

Hoa quả rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn thế nào để phát huy tác dụng thì có nhiều người vẫn chưa biết hết.

1. Ăn hoa quả tráng miệng

Bạn nên ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn.

Bạn nên ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn.

Không ít người có thói quen ăn hoa quả sau bữa cơm để tráng miệng. Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh rằng ăn hoa quả sau bữa ăn là một việc làm thiếu khoa học.

Do hoa quả dễ bị tích tụ ở dạ dày cùng với thức ăn, làm cho dạ dày và đường ruột chướng khí, táo bón... gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, trong hoa quả còn chứa nhiều carbohydrate sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy. Đặc biệt, có một số loại quả có lượng tinh bột cao, không dễ tiêu hóa.

Vì thế, bạn nên ăn trái cây 1 giờ trước bữa ăn là cách tốt nhất để cơ thể hấp thụ các loại vitamin và chất có trong hoa quả.

2. Gọt vỏ khi ăn

Chúng ta thường gọt vỏ hoa quả vì sợ chúng chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc sâu hoàn toàn có thể phun từ gốc hoặc tiêm trực tiếp vào quả. Do vậy việc gọt vỏ có thể không có tác dụng.

Hơn nữa, nhiều loại hoa quả có dinh dưỡng tập trung ở phần vỏ, nếu gọt vỏ hoa quả sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng.

Bạn nên rửa sạch và ngâm hoa quả trong nước muối trước khi ăn thay vì gọt vỏ.

3. Ăn càng nhiều càng tốt

Bạn nên lựa chọn những loại hoa quả phù hợp với chế độ ăn và sức khỏe của mình và ăn một lượng vừa đủ.

Bạn nên lựa chọn những loại hoa quả phù hợp với chế độ ăn và sức khỏe của mình và ăn một lượng vừa đủ.

Hoa quả rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ăn càng nhiều thì sẽ càng tốt. Với những người đang ăn kiêng, giảm béo đều được khuyên nên ăn nhiều hoa quả.

Tuy nhiên, nhà hóa sinh Barry Sears - người đưa ra phương pháp ăn kiêng The Zone, cho rằng: "Khi ăn kiêng, bạn có thể ăn không giới hạn các loại rau không chứa tinh bột, nhưng nên cân nhắc các loại quả có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao. Hoa quả có vị ngọt rất dễ khiến chúng ta ăn nhiều, làm tăng hàm lượng glucose và calo trong máu, khiến cân nặng thậm chí tăng lên chứ không giảm đi".

Vì thế, bạn nên lựa chọn những loại hoa quả phù hợp với chế độ ăn và sức khỏe của mình, và đảm bảo không ăn quá nhiều.

4. Chỉ ăn hoa quả

Tuy ăn một miếng hoa quả thì tốt hơn ăn một viên đường, nhưng điều đó vẫn không giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tăng lượng đường trong máu.

Nếu kết hợp với protein như một lát pho mát hay một cốc sữa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Theo nhà hóa sinh Barry Sears: "Hoa quả sẽ làm tăng mức insulin trong cơ thể, còn protein giúp gia tăng glucagon, 2 hormone này sẽ giúp ổn định mức đường trong máu".

Đặc biệt, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nên ăn hoa quả kết hợp với protein.

5. Hoa quả có thể thay thế rau xanh

Hoa quả và rau xanh có những đặc điểm dinh dưỡng khác nhau nên không thể thay thế cho nhau. Hàm lượng vitamin và muối vô cơ trong hoa quả không thể bằng rau xanh.

Các loại rau như bắp cải, cà rốt, củ cải đều có hàm lượng vitamin cao gấp 10 lần so với hoa quả như lê, táo và đào. Còn hàm lượng vitamin trong ớt ngọt, súp lơ thì cao gấp 2-3 lần so với dâu tây và quýt.

Vì vậy, nếu chỉ ăn hoa quả sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Người trưởng thành mỗi ngày cần ít nhất 500g các loại rau xanh mới đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng.

6. Hoa quả gọt xong không ăn ngay

tao

Chúng ta vẫn nghĩ rằng, dù gọt hoa quả rất lâu trước khi ăn hoặc ép nước trái cây cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của chúng, các vitamin và khoáng chất cũng không hao hụt.

Sự thật hoàn toàn ngược lại. Sau khi bạn gọt vỏ, bổ miếng hoặc ép hoa quả thành nước, nếu để càng lâu sẽ càng làm mất đi nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.

Vì thế, sau khi gọt trái cây hoặc ép trái cây xong nên ăn ngay, không nên bổ sẵn để trong tủ lạnh.

7. Ăn hoa quả để lâu

Nếu là người thường xuyên mua hoa quả "để dành" trong tủ lạnh, có lẽ bạn nên từ bỏ thói quen này. Việc giữ hoa quả trong tủ lạnh một thời gian khiến các chất dinh dưỡng bị mất dần đi.

Bạn nên mua hoa quả tươi và ăn càng sớm càng tốt để đảm bảo chất dinh dưỡng của chúng được hấp thụ tối đa.

8. Ăn trái cây, nước ép hoa quả lúc nào cũng tốt

Bạn cho rằng thời điểm ăn trái cây hay uống nước ép không quan trọng, vì dù có ăn vào lúc nào thì các chất có trong trái cây cũng đều phục vụ cho cơ thể, không thể thất thoát đi đâu được.

Trên thực tế thì thời điểm ăn trái cây, uống nước ép hoa quả có ý nghĩa rất quan trọng với việc cơ thể có hấp thụ được những dưỡng chất quý giá có trong trái cây hay không.

Bạn nên uống nước ép trái cây vào buổi sáng sẽ có lợi cho việc cung cấp vitamin cho cơ thể và làn da, duy trì thể lực trong cả ngày. Ngược lại, không nên dùng nước ép trái cây vào buổi tối trước khi ngủ vì chúng sẽ gây hại cho dạ dày và thận.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến một vài loại quả không nên ăn lúc đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày như quả hồng, bưởi, cam, chanh, cà chua...

Khi uống nước trái cây, bạn nên uống thành từng ngụm nhỏ để tạo điều kiện cho việc hấp thụ hoàn toàn những dưỡng chất có trong nước ép.

9. Uống nước ép thay vì ăn hoa quả

Nước ép trái cây, dù là loại đóng chai hay loại chế biến trực tiếp cũng đều bị hao hụt đi một phần vitamin và chất dinh dưỡng. Đồng thời, chất xơ trong hoa quả giúp ruột mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu. 

Lam

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính