1. Con cư xử giống y mẹ con!
Khi bạn so sánh hành vi sai trái của con với giống 1 người khác, bất kể là cha mẹ hay ai đó, đều vô tác dụng.
Kể cả những sự so sánh tích cực hơn một chút như "Sao con không thể ngồi yên trên bàn như chị con?" cũng có thể gây tác động tiêu cực.
Con là một cá thể độc lập, riêng biệt, hãy cho con biết rằng con là chính con mà thôi.
2. Con suốt ngày gây chuyện!
Dán nhãn con là "kẻ nghịch ngơm" hay "kẻ phá phách" có thể trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm (self-fulfulling prephecy).
Thực tế, ngay cả những nhãn dán tích cực như "cầu thủ nhí" hay "ngôi sao toán học" cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con về giá trị bản thân.
3. Nín khóc ngay không thì mẹ cho con biết tay!
Hãy kỷ luật hành vi của con thay vì cảm xúc của con. Con cần hiểu rằng cảm xúc của con không có gì sai mà vấn đề không chấp nhận được là hành vi của con.
Nếu con khóc vì buồn, đừng bắt con phải nín khóc. Tuy nhiên, nếu con la hét và gây rối, hãy cho con biết hậu quả và dạy con cách xử lý cảm xúc lành mạnh hơn.
4. Con đã học được bài học chưa?
Kỷ luật nên là để dạy con học được từ sai lầm thay vì khiến con xấu hổ vì đã gây rối.
Khi cha mẹ hỏi con câu này, ngụ ý là nhắc đến hậu quả trừng phạt chứ không phải đang dạy con.
Tốt hơn bạn nên hỏi: "Nếu có lần sau con sẽ cư xử thế nào?" để biết con đã hiểu cách đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai.
5. Đợi đến khi cha con về!
Cách nói này ám chỉ với con rằng chồng/vợ bạn mới là người kỷ luật thật sự, còn bạn thì bất lực trong việc giáo dục hành vi sai trái của con.
Cách hiệu quả nhất khi kỷ luật con là đưa ra hậu quả ngay lập tức, do đó hãy cố gắng giải quyết vấn đề hành vi của con ngay trong thời điểm đó.
6. Cảm ơn. Sao mọi lần con không làm thế?
Đừng cố ngụy trang lời chỉ trích bằng một lời khen, vì nó vừa xúc phạm, vừa không hiệu quả.
Hãy khen con khi con cư xử tốt. Hãy nói rằng "Mẹ rất vui vì con đã để bát vào chậu rửa ngay khi mẹ nhắc".
Có những thời điểm khác thích hợp hơn để giáo dục con, do đó hãy khen con một cách chân thành, tránh kiểu mỉa mai, chỉ trích.
7. Con đang làm mẹ phát điên rồi đấy!
Một trong những điều cha mẹ có tâm lý mạnh mẽ không làm là đổ lỗi cho con về cảm xúc của mình.
Hãy tự chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của bạn và đừng nói rằng con hay ai đó có sức mạnh làm bạn cảm thấy thế nào.
8. Đừng cãi lại mẹ!
Một cuộc tranh luận cần có hai phía, khi bạn bắt con ngừng tranh cãi với bạn, bạn đang làm cho mâu thuẫn tiếp diễn.
Thay vào đó, để kết thúc tranh luận, hãy đơn giản nói cho con biết cảnh báo và hậu quả nếu con cư xử sai.
9. Mẹ sẽ không nói lại với con lần nào nữa!
Càm ràm là thói quen xấu, nhưng không ngừng nhắc con rằng bạn sẽ không bao giờ nói lại nữa càng là thói quen xấu hơn.
Càm ràm khiến con nghĩ rằng mình không cần phải lắng nghe khi mẹ nói lần đầu.
Nếu con không nghe theo lời bạn, hãy cảnh cáo và giải thích rõ ràng điều gì sẽ xảy ra khi con vi phạm.
(Theo Very Well Family)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 9 câu nói 'tối kỵ' cha mẹ nên tránh khi kỷ luật con tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].