An toàn tài chính là khi bạn có thể sở hữu ngân sách đủ để cung cấp các nhu cầu thiết yếu, bao gồm nhà ở, tiện ích, ăn uống, đi lại,… trong một năm mà không cần làm việc.
Bên cạnh việc kiếm tiền thì tiết kiệm tiền là điều quan trọng để giúp bạn tới được mục tiêu này.
Dưới đây là 8 thủ thuật và mẹo tiết kiệm giúp bạn sớm đạt an toàn tài chính.
1. Thiết lập tiết kiệm tự động
Để thực sự đặt việc tiết kiệm trở thành ưu tiên hàng tháng, hãy coi khoản tiền tiết kiệm như một khoản chi tiêu cố định.
Hãy chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiêu cho bất kỳ mục đích nào khác. Hãy học cách xoay xở với số tiền còn lại sau khi đã tiết kiệm.
Một số ngân hàng có chế độ tiền gửi tiết kiệm tự động, giúp chuyển tiền tự động từ tài khoản không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm tự động.
2. Tăng dần số tiền tiết kiệm
Nếu bạn sử dụng chế độ tiết kiệm tự động, hãy tăng số tiền tiết kiệm lên 1% sau mỗi 6 đến 12 tháng.
Ví dụ, nếu bạn đang dành 10% lương của mình để tiết kiệm, hãy tăng số tiền đó lên 11% - 12% vào năm sau và tiếp tục tăng dần mỗi năm.
3. Sử dụng tiền thưởng để tiết kiệm
Mỗi khi bạn được tăng lương, được nhận tiền thưởng cuối năm, hoặc bất kỳ khoản tiền thêm nào, hãy gửi số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm ngay lập tức.
Một lựa chọn tốt là đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit) với lãi suất hấp dẫn.
4. Đặt tên cho mục tiêu tiết kiệm
Đặt tên cho các mục tiêu tiết kiệm cụ thể như "đám cưới" hoặc "ngôi nhà mơ ước" giúp bạn tập trung và có động lực hơn để đạt được mục tiêu của mình.
5. Sử dụng thẻ tín dụng hoàn tiền
Sử dụng thẻ tín dụng hoàn tiền để nhận lại một phần tiền cho mỗi giao dịch mua sắm, thường từ 1% đến 2%, đôi khi còn cao hơn 5%.
Đảm bảo thanh toán đầy đủ số tiền đúng hạn để tránh bị tính lãi.
6. Quy đổi khoản chi ra số giờ làm việc
Bạn rất dễ bị cuốn vào tâm lý "hãy đối xử tốt với chính mình".
Bạn có thể cảm thấy mình "xứng đáng" với chiếc áo khoác da trị giá 10 triệu đồng mà bạn đang để mắt tới, và việc quẹt thẻ tín dụng có thể quá dễ dàng khiến bạn không đắn đo suy nghĩ gì khi chi tiền.
Nhưng nếu trước khi mua một món đồ, bạn dành thời gian nhẩm tính về số thời gian và công sức bạn đã bỏ ra để kiếm được số tiền tương ứng, bạn có thể không mua nó nữa.
7. Tự hỏi bản thân 'muốn gì hơn'
Trước khi mua một món đồ, hãy dành chút thời gian suy nghĩ xem liệu bạn thực sự muốn có nó hay muốn giữ lại số tiền phải chi hơn.
Hãy đặt câu hỏi cho bản thân: "Bạn muốn có món đồ này, hay bạn muốn giữ lại số tiền này trong tay hơn?"
8. Đừng phung phí sau khi trả hết nợ
Nếu bạn đã trả hết nợ như khoản vay sinh viên, khoản vay mua ô tô, thế chấp hoặc nợ thẻ tín dụng, hãy xem xét việc chuyển số tiền bạn trước đó bạn trích ra hàng tháng để trả nợ sang quỹ tiết kiệm thay vì tiêu số tiền đó vào việc khác.
(Theo go banking rates)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 mẹo tiết kiệm để sớm đạt an toàn tài chính, không rơi vào đường cùng dù gặp biến cố tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].